backup og meta

Làm gì khi con bạn bị mắc chứng mất ngủ?

Làm gì khi con bạn bị mắc chứng mất ngủ?

Con bạn có bị mất ngủ? Bé có hay thức giấc vào giữa đêm? Chúng ta đều biết giấc ngủ sâu là điều cần thiết để phục hồi năng lượng và sửa chữa những hư hỏng trong cơ thể. Giấc ngủ là vô giá, ngủ ít vào ban đêm đồng nghĩa với  việc gặp phải nhiều vấn đề vào ban ngày. Đặc biệt ở trẻ em, bé sẽ dễ bị điểm kém, đặc biệt trong các môn toán, tập đọc và tập viết. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ thuận giữa thiếu ngủ với các triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo lắng.

Thế nào là chứng mất ngủ ở trẻ?

Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ. Trẻ sẽ bị khó ngủ, thậm chí là thức cả đêm. Mất ngủ thường đi kèm với cảm giác ngủ không đủ giấc và thiếu năng lượng vào ban ngày. Mất ngủ được phân loại dựa trên thời gian kéo dài, độ nặng và tần suất mất ngủ. Mất ngủ ngắn ngày xảy ra vài ngày đến vài tuần và do nguyên nhân như mắc bệnh, điều trị thuốc. Mất ngủ dài ngày xảy ra khi trẻ bị mất ngủ 3 lần một tuần trong một tháng hoặc nhiều hơn, gây ra bởi những nguyên nhân như trầm cảm, lo lắng, đau đớn, đang điều trị bệnh.

Trẻ bị mất ngủ thường có triệu chứng gì?

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ hoặc thức khuya hoặc dậy quá sớm;
  • Căng thẳng/lo lắng về việc đi ngủ và làm sao để ngủ;
  • Buồn ngủ vào ban ngày;
  • Khó chịu, tâm trạng thất thường;
  • Trầm cảm;
  • Tăng động;
  • Giảm chú ý;
  • Dễ nổi nóng;
  • Giảm trí nhớ;
  • Dễ phạm lỗi, dễ gây tai nạn.

Nguyên nhân nào khiến trẻ mất ngủ?

Một vài nguyên nhân có thể khiến trẻ mất ngủ như:

Stress: Trẻ em cũng giống như người lớn, cũng phải chịu đựng những căng thẳng trong cuộc sống. Vì vậy cha mẹ cần phải luôn quan tâm đến trẻ và xây dựng niềm tin để trẻ dễ dàng tâm sự. Trẻ em thường lo lắng nhiều hơn chúng ta tưởng, chính điều này có thể dẫn tới mất ngủ vào ban đêm.

Sử dụng caffeine hoặc những chất kích thích khác: Những thức uống như soda hoặc nước tăng lực hầu hết có caffeine. Ngoài ra nicotine và cồn cũng tác động không nhỏ đến giấc ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số các loại thuốc sử dụng để điều trị rối loạn tăng động/kém tập trung, thuốc chống trầm cảm, corticosteroid và thuốc chống co giật cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý hoặc rối loạn thuốc khác: Một số rối loạn có liên quan đến giấc ngủ của trẻ như hen không kiểm soát ban đêm, sổ mũi hắt hơi do dị ứng, ngứa, chàm, đau xơ cơ, chuột rút, ợ nóng, bệnh giáp trạng. Ngoài ra còn có một số rối loạn khác như ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn (thường là ngáy khi ngủ) và hội chứng chân không yên, tự kỉ, thiểu năng, hội chứng Asperger, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.

Môi trường bên ngoài: Một số yếu tố của môi trường cũng tác động đến giấc ngủ như tiếng ồn, nhiệt độ nóng, lạnh và điều kiện ánh sáng.

Trẻ cần ngủ trong thời gian bao lâu?

Các chuyên gia chăm sóc giấc ngủ khuyến cáo rằng trẻ ở lứa tuổi tiểu học nên ngủ từ 10-11 tiếng mỗi đêm. Trẻ mẫu giáo nên ngủ từ 11-13 tiếng mỗi đêm.

Có những cách nào giúp điều trị mất ngủ ở trẻ?

Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh: Bạn hãy cho bé giảm thời gian hoạt động trên giường để dễ ngủ, ví dụ như không đọc sách, làm bài tập hoặc xem tivi khi đang nằm trên giường. Bé nên duy trì thời gian biểu ngủ nghỉ đều đặn (đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, bao gồm cả ngày cuối tuần và ngày nghỉ). Trẻ cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa caffeine từ 4-6 giờ trước khi ngủ (ví dụ như cà phê, trà, nước tăng lực, chocolate), các loại thuốc lá thuốc kích thích trước khi ngủ. Cuối cùng bạn hãy xây dựng cho bé lịch trình ngủ không bao gồm các hoạt động kích thích trong vòng 1 giờ trước ngủ (ví dụ như xem tivi, chơi game, bài tập, chơi máy tính).

Sắp xếp nơi ngủ thoải mái: Bố mẹ nên sắp xếp cho trẻ một căn phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái, ấm cùng và đủ độ tối. Đồng thời, người lớn nên tránh cãi vã hay bàn luận những vấn đề gây lo lắng với trẻ trước giờ ngủ.

Dạy trẻ biết cách thư giãn: Hít sâu, tưởng tượng khi đang nằm trên giường là cách giúp trẻ thư giãn dễ dàng nhất. Ngoài ra bố mẹ có thể dạy bé tưởng tượng mình đang nằm bên bờ biển ngập ánh nắng hoặc đứng trên ngọn núi rất mát.

Bỏ đồng hồ ra khỏi phòng ngủ để trẻ không nhìn thấy khi đang cố gắng dỗ giấc ngủ: Việc nhìn vào đồng hồ hay nghe tiếng đồng hồ khi đang cố gắng ngủ có thể gây lo lắng và khó ngủ cho trẻ.

Đặt thời gian sao cho đủ thời gian ngủ theo độ tuổi của trẻ: Nếu trẻ không thể ngủ được, bạn nên dạy bé cách ra khỏi giường và làm một số việc nhẹ nhàng trong cường độ ánh sáng thấp khoảng 15-20 phút. Sau khi ra khỏi giường 20-30 phút hoặc hơn, trẻ sẽ dễ buồn ngủ. Nếu không hiệu quả, bạn cho trẻ thử lại lần nữa.

Liệu pháp điều chỉnh hành vi cũng rất hữu hiệu cho trẻ trong thời gian dài: Đây là phương pháp điều trị không cần thuốc, giúp trẻ xây dựng thói quen ngủ khoa học nên hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe.

Hãy thử áp dụng những lời khuyên này để giúp con bạn có một giấc ngủ ngon vì ngủ đủ giấc là chìa khóa cho một ngày học tập, vui chơi hiệu quả của bé.

Các bài viết liên quan:

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sleep disorders in children http://www.webmd.com/children/guide/sleep-disorders-children-symptoms-solutions#1. Ngày truy cập 17/12/2016

Insomnia in children. my.clevelandclinic.org/childrens-hospital/health-info/diseases-conditions/hic-Insomnia. Ngày truy cập 17/12/2016

 

Phiên bản hiện tại

05/08/2020

Tác giả: Hương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hương Quỳnh · Ngày cập nhật: 05/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo