Như các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi 4-5 nêu trên; trẻ độ tuổi này có trí tưởng tượng phong phú, thích chơi trò giả vờ,… Nếu trẻ có xung đột với bạn khác, hãy để trẻ tự giải quyết, cha mẹ chỉ nên ở bên để giúp đỡ nếu cần.
Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ 5 tuổi? Khi lên 5, các bé đã bắt đầu có sự phân biệt về giới; đây là lúc cha mẹ dạy cho trẻ về những đụng chạm vùng an toàn. Không ai được chạm vào “các bộ phận kín” trừ khi bác sĩ khám bệnh cho con; hoặc khi cha mẹ tắm rửa cho bé. Trẻ cũng có thể nhớ địa chỉ và số điện thoại cần liên lạc nếu được cha mẹ dạy.
Ngoài nhận thức về các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi 6-12; các vấn đề liên quan đến sự an toàn sông nước, an toàn khi tham gia giao thông và khi tiếp xúc với người khác luôn nhận được nhiều sự quan tâm khi trẻ bắt đầu tuổi đi học.
Cha mẹ cũng nên trao đổi một cách cởi mở, thẳng thắn với trẻ, nói với con những trải nghiệm và nỗi sợ của cha mẹ khi bằng tuổi con; để con biết rằng con không đơn độc, để con hiểu đây không phải là nỗi lo của riêng con.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: 12 giá trị đạo đức mà bạn nên dạy con

5. Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ 12-18 tuổi?
Tuổi dậy thì là cái tuổi ẩm ương và đầy thử thách cho cha mẹ. Nếu chưa biết cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ thì câu trả lời là trang bị tốt cho trẻ về kiến thức sinh sản, cách phòng ngừa tránh thai, quan hệ tình dục an toàn.
Đây là một vấn đề hết sức bình thường; cha mẹ cần nói với trẻ một cách tự nhiên, cởi mở và khoa học. Nếu thanh thiếu niên không muốn nói với cha mẹ; cha mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ từ những người khác trong gia đình, giáo viên hay bác sĩ chuyên khoa.
Một điều quan trọng cha mẹ cần hiểu rằng, các rối loạn tâm thần có thể điều trị được. Mắc rối loạn tâm thần hoàn toàn không phải lỗi của gia đình; hay do trẻ “yếu tâm lý”, “chịu áp lực kém”. Cha mẹ cần theo dõi hành vi cùng những sự thay đổi đột ngột trong cảm xúc của các em. Chúng có thể là những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng.
>> Cha mẹ có thể xem thêm: Cách dạy con trai ở tuổi dậy thì hiệu quả dựa trên tâm sinh lý khi bé dậy thì
6. Cách cha mẹ tự chăm sóc tinh thần của bản thân để hỗ trợ con tốt nhất
Không chỉ biết “cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ’; cha mẹ cũng cần biết cách tự chăm sóc tinh thần của mình để “đủ khả năng” nuôi dưỡng và giáo dục con một cách tối ưu.
Sau đây là một số gợi ý chung dành cho cha mẹ:
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình: Điều này có nghĩa là ăn uống đầy đủ, dành thời gian cho hoạt động thể chất, bỏ hút thuốc, ngủ đủ giấc.
- Có những mối quan hệ hỗ trợ: Tìm những người mà phụ huynh có thể dựa vào để được hỗ trợ về mặt tinh thần.
- Có thói quen và sự ngăn nắp: Tuân thủ thời gian đều đặn về giờ ăn và giờ ngủ có thể giúp cha mẹ cảm thấy vững chãi hơn và giúp con yên tâm hơn.
- Hỏi công ty về cách làm việc linh hoạt: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống tố có thể giúp cha mẹ quản lý công việc và nuôi dạy con cái theo cách lành mạnh hơn.

Khi trải qua bất cứ một bất thường về cảm xúc như lo lắng quá mức, dễ cáu giận, dễ khóc hơn, cha mẹ nên tìm cho mình một chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được tư vấn; hoặc nói chuyện với bác sĩ đa khoa về các lựa chọn điều trị khác nhau. Đây cũng là câu trả lời tốt đối với băn khoăn “cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ?’.
Nhìn chung, ở các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi khác nhau; trẻ sẽ có những hành vi, phản ứng cảm xúc và cách kết nối với người xung quanh riêng biệt. Cha mẹ cần phân biệt rõ đâu là những biểu hiện lành mạnh, phù hợp với sự phát triển của trẻ; và đâu là những biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp các thách thức tâm lý cần sự hỗ trợ kịp thời từ đội ngũ chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần.
Cuối cùng, cha mẹ cần biết cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân để nuôi dưỡng, giáo dục con một cách hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết; bậc phụ huynh đã hiểu “cha mẹ cần làm gì để phòng tránh rối loạn tâm lý cho trẻ’; và biết cách chăm sóc tinh thần con tốt hơn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!