
7. Lòng biết ơn
Hãy dạy cho trẻ lòng biết ơn bằng cách tỏ lòng biết ơn với những người đã giúp đỡ bạn hoặc gia đình bạn. Dạy cho trẻ hiểu tầm quan trọng của những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, chẳng hạn như thời tiết đẹp hay một điều tốt đẹp mà ai đó nói. Nếu người nào nói hoặc làm điều gì đó tốt đẹp cho trẻ, hãy nhắc con nói lời cảm ơn.
Nói với trẻ về sự biết ơn của bạn đối với những điều nhỏ nhặt như nói cho trẻ biết bạn cảm ơn các loài thực vật vì chúng cung cấp thức ăn cho gia đình mình. Hãy cảm ơn trẻ bất cứ khi nào trẻ giúp bạn làm việc gì.
8. Sự rộng lượng
Trẻ nhỏ thường luôn muốn điều khiển tất cả mọi thứ. Vì vậy, điều quan trọng là bạn nên dạy cho trẻ về sự rộng lượng. Dạy cho trẻ giá trị của việc chia sẻ, đó có thể là chia sẻ với anh chị em, cha mẹ hoặc bạn bè. Ngoài ra, hãy làm gương cho trẻ.
9. Tha thứ và trắc ẩn
Cách tốt nhất để dạy trẻ về lòng trắc ẩn là cho trẻ thấy được lòng trắc ẩn của bạn. Điều này rất quan trọng, bởi vì sớm hay muộn trong cuộc sống, trẻ sẽ bị người khác làm làm tổn thương hoặc trẻ sẽ nhìn thấy sự đồng cảm từ họ. Hành vi của bạn sẽ là tấm gương để trẻ noi theo. Vì vậy, cách tốt nhất là không bao giờ kể cho con nghe mình đã tức giận người khác và luôn sẵn sàng tha thứ.
Khi trẻ nhìn thấy bạn chăm sóc người khác, trẻ sẽ nhận ra rằng mình cũng có thể làm điều này. Khi trẻ mắc sai lầm, hãy tha thứ cho trẻ vô điều kiện nhưng vẫn chỉ ra trẻ đã mắc sai lầm ở đâu và những hậu quả từ hành động đó để trẻ có thể học hỏi.
10. Kiên trì
Không ai làm điều gì hoàn hảo ở lần đầu tiên. Dạy trẻ thất bại là một điều bình thường đối với mọi người. Thất bại sẽ dạy cho con cách để làm điều đó tốt hơn nhưng chỉ khi con không từ bỏ và tiếp tục cố gắng.
Bạn có thể cho dạy cho trẻ điều này khi bạn xử lý những thất bại của mình. Đừng bỏ cuộc, kiên trì để trẻ thấy rằng bạn đang cố gắng. Một khi bạn thành công, trẻ sẽ ngưỡng mộ bạn đã không bỏ cuộc.
Ngoài ra, hãy dạy con đừng so sánh mình với người khác. Nói với trẻ rằng mỗi người đều khác nhau, không ai là hoàn hảo. Và trong bất kỳ trường hợp nào, đừng so sánh mình với những bạn khác. Hãy để con biết rằng bạn tự hào bởi vì con vẫn đang cố gắng. Hướng dẫn trẻ nhưng không làm giúp. Cố gắng giúp trẻ tin tưởng vào sức mạnh và khả năng của mình và yêu cầu trẻ đừng bao giờ bỏ cuộc.
11. Khiêm tốn
Khiêm tốn là điều ít được cha mẹ chú ý nhưng lại là một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất mà bạn nên dạy cho trẻ. Trẻ nỗ lực và thành công nhưng con cần phải có sự khiêm tốn để đảm bảo rằng mình sẽ không “ngủ quên trên chiến thắng”.
Kiêu ngạo sẽ khiến con không nhìn thấy được lỗi lầm của mình. Do đó, hãy làm gương cho trẻ. Bạn có thể chấp nhận lời khen ngợi từ người khác nhưng đừng thể hiện quá nhiều. Bạn không cần phải gây ấn tượng với ai, bạn chỉ cần làm tốt và phần còn lại sẽ tốt theo.
Khiêm tốn cũng có nghĩa là trẻ có đủ can đảm để xin lỗi khi mình làm sai. Cho trẻ thấy tầm quan trọng của lời xin lỗi chân thành bằng cách xin lỗi trẻ khi bạn làm sai như đến trường rước con muộn.
12. Tình yêu
Đây có lẽ là một trong những giá trị đạo đức quan trọng nhất mà bạn nên dạy cho trẻ. Bạn có thể dạy cho trẻ điều này thông qua những hành động đơn giản mỗi ngày. Bạn hãy quan tâm, yêu thương và con sẽ yêu thương ngược lại bạn.
Thể hiện tình yêu và tình cảm của bạn đối với mọi người, đặc biệt là đối với con. Hãy quan tâm, chăm sóc con. Sau tất cả, con sẽ học được những bài học quan trọng nhất về giá trị đạo đức từ bạn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!