Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu (trái rạ) đã giảm đáng kể kể từ khi vaccine thủy đậu ra đời, nhưng vẫn có nhiều trẻ mác phải căn bệnh này hàng năm.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu (trái rạ) đã giảm đáng kể kể từ khi vaccine thủy đậu ra đời, nhưng vẫn có nhiều trẻ mác phải căn bệnh này hàng năm.
Phần lớn nguyên nhân là do chúng chưa đến tuổi chích ngừa, hoặc đã tới ngày đi tiêm mà vaccine chưa có. May mắn thay, có rất nhiều cách bạn có thể làm ở nhà để chăm sóc trẻ bị thủy đậu nhằm giảm bớt các triệu chứng gây khó chịu mà căn bệnh này gây ra.
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra. Thủy đậu có thể lây lan qua:
Giống như thủy đậu, bệnh zona là do virus varicella zoster gây ra. Nếu trước đây bạn bị thủy đậu, virus này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong cơ thể bạn sau khi khỏi bệnh. Nhiều năm sau khi gặp được điều kiện thuận lợi, nó sẽ được kích hoạt trở lại và gây ra bệnh zona.
Trẻ bị nhiễm virus thủy đậu thường không có triệu chứng cho đến 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với virus.
Trẻ bị thủy đậu thường bắt đầu bằng cảm giác mệt mỏi nói chung cũng như sốt, ho, nhức đầu, mất cảm giác ngon miệng. Trong 3-5 ngày tiếp theo, các nốt ban bắt đầu bùng phát.
Lúc đầu, tình trạng phát ban này xuất hiện dưới dạng các đốm đỏ, phát triển thành những mụn nước nhỏ trên ngực, lưng, bụng, mặt. Sau đó, chúng lan sang phần còn lại của cơ thể, thậm chí còn nổi trên miệng, tai, mắt và bộ phận sinh dục. Các mụn nước vô cùng ngứa ngáy. Tình trạng ngứa chỉ hết khi mụn đóng vảy và khô lại, sau vài tuần thì bong ra.
Tuy thế nhưng phát ban không để lại bất kỳ vết sẹo nào trừ khi mụn nước hoặc vảy bị trầy xước hoặc vết loét bị nhiễm trùng. Ngoài ra, các triệu chứng thủy đậu ở trẻ em có xu hướng nhẹ hơn nhiều so với người lớn.
Đối với những trẻ vốn có thể trạng khỏe mạnh, khi bị thủy đậu thì hầu như không có biến chứng nào khác ngoài phát ban ngứa. Hiếm khi vết loét thủy đậu bị nhiễm vi khuẩn (các vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác như viêm phổi và viêm não).
Ngược lại, những trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ cao nếu tiếp xúc với thủy đậu. Virus có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng. Đối tượng trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh này bao gồm:
Những nhóm trẻ này cần tránh xa những người bị thủy đậu hoặc các đối tượng có thể đã nhiễm thủy đậu nhưng chưa xuất hiện triệu chứng.
Bạn nên đưa con đến bác sĩ đa khoa nếu nghi ngờ trẻ bị thủy đậu.
Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ nếu con bạn thuộc một trong những nhóm có nguy cơ cao ở trên và đã tiếp xúc với người có thể bị thủy đậu.
Phụ nữ mang thai cũng cần tầm soát thủy đậu kẻo bệnh gây biến chứng cho thai nhi và trẻ sơ sinh.
Trẻ em bị thủy đậu thường chỉ cần điều trị để giảm các triệu chứng như ngứa và sốt. Đây là lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu:
Với hầu hết trẻ em khỏe mạnh, bệnh thủy đậu sẽ tự khỏi mà không cần điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, hãy gặp bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu trong các trường hợp sau:
Cách tốt nhất để tránh bệnh thủy đậu là đưa con đi tiêm chủng đúng lịch.
Tiêm phòng thủy đậu có hiệu quả khoảng 98%. Điều này có nghĩa là, vẫn có trường hợp trẻ mắc bệnh thủy đậu dù đã được tiêm chủng. Song bệnh có xu hướng chóng lành hơn và mụn nước trên da không quá nghiêm trọng.
Những người bị bệnh zona nên che chắn các nốt ban để giảm nguy cơ truyền virus cho bất kỳ trẻ em nào.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!