backup og meta

Những món bé không nên ăn sau chích ngừa để tránh biến chứng sau tiêm

Những món bé không nên ăn sau chích ngừa để tránh biến chứng sau tiêm

Việc trẻ tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh tật là điều không còn xa lạ đối với các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, việc cho trẻ không nên ăn gì và nên ăn gì sau khi tiêm ngừa để cơ thể nhanh chóng phục hồi thì không nhiều người biết được. Vậy, những món bé không nên ăn sau chích ngừa là gì? Trẻ nên ăn gì sau khi tiêm để tăng sức đề kháng?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn những món bé không nên ăn sau chích ngừa là gì. 

Bật mí những món bé không nên ăn sau chích ngừa

Bạn đang thắc mắc những món bé không nên ăn sau chích ngừa là gì? Dưới đây là tổng hợp những món bé không nên ăn sau chích ngừa mà bạn cần lưu ý:

1. Những món bé không nên ăn sau chích ngừa: Thực phẩm và thức uống có cồn, chất kích thích

Theo đại diện của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC), việc tiêu thụ những món ăn chứa cồn (như cơm rượu) hoặc những đồ uống có cồn hoặc chất kích thích (như nước uống tăng lực, bia, rượu, cà phê…) có thể ức chế hệ thống miễn dịch của trẻ. Những món bé không nên ăn sau chích ngừa này còn có thể gây ra tình trạng mất nước. Điều này khiến các phản ứng phụ sau tiêm phổ biến như sốt, nôn mửa, tiêu chảy trở nên nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Những thực phẩm có cồn và chất kích thích còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cấp tính và viêm phổi, đồng thời làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể bé. Điều này làm tăng nguy cơ biến chứng sau chủng ngừa và khiến việc điều trị bệnh khó hơn nếu chẳng may trẻ bị ốm.

Việc tiêu thụ những món bé không nên ăn sau chích ngừa bao gồm cơm rượu, nước tăng lực, rượu, bia, cà phê… có thể khiến cơ thể trẻ bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nhiệt độ cơ thể tăng cao… Đây là những biểu hiện rất giống với các triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vắc xin. Điều này gây khó khăn cho việc phân biệt đâu là tác dụng phụ của vắc xin và đâu là tác dụng phụ của việc dùng thức ăn hay đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.

Ngoài ra, rượu có thể gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, tình trạng mà trẻ cần phải tránh xa khi đang cố gắng nâng cao sức khỏe tổng thể và hệ thống miễn dịch.

2. Những món bé không nên ăn sau chích ngừa: Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa

Những món bé không nên ăn sau chích ngừa: Thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa

Mặc dù hầu hết trẻ đều thích ăn đồ ngọt, nhưng thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, chocolate… có thể làm tăng phản ứng viêm đối với cơ thể. Vì vậy, đồ ngọt là nhóm thực phẩm được liệt kê trong danh sách những món bé không nên ăn sau chích ngừa. 

Ngoài ra, trong những món bé không nên ăn sau chích ngừa còn có các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa như chất béo từ mỡ động vật, phô mai, bơ động vật… Những thực phẩm này cũng làm gia tăng các phản ứng viêm trong cơ thể trẻ và có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch đang phải chống lại với các phản ứng của vắc xin. Ngoài ra, việc tiêu thụ đồ ăn nhiều chất béo bão hòa làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ. Trong khi đó, các phản ứng sau tiêm mà trẻ có thể gặp phải bao gồm buồn nôn, tiêu chảy… Do đó, việc ăn những món bé không nên ăn sau chích ngừa này có thể sẽ làm trầm trọng hơn các vấn đề về đường ruột của trẻ.

3. Những món bé không nên ăn sau chích ngừa: Thức ăn cay nóng

Bạn có biết vì sao thực phẩm cay, nóng lại là một trong những món bé không nên ăn sau chích ngừa? 

Những thức ăn cay chứa nhiều tiêu, ớt… và những món ăn nóng như đồ chiên, rán… có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn nhạy cảm của trẻ. Đây thường là những món khó tiêu, khiến trẻ dễ nôn ói, tiêu chảy, gây rối loạn tiêu hóa… Những vấn đề này ảnh hưởng đến khả năng cơ thể bé hồi phục sau khi chủng ngừa vắc xin. Vì vậy, mẹ cần chú ý tránh cho trẻ ăn những món bé không nên ăn sau chích ngừa này nhé!

4. Những món bé không nên ăn sau chích ngừa: Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn

Thức ăn đóng hộp và đồ ăn được chế biến sẵn như các loại thức ăn nhanh có điểm chung là chứa nhiều chất béo, đường, natri, chất bảo quản… Những chất này rất không tốt đối với sức khỏe của trẻ vừa được chủng ngừa, khiến hệ miễn dịch của bé có thể bị suy yếu. 

Việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, những đồ đóng hộp chứa các loại dầu mỡ được ví tương tự như việc tiêm những chất gây viêm độc nhất vào cơ thể trẻ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những món bé không nên ăn sau chích ngừa này.

Trên đây là những món bé không nên ăn sau chích ngừa. Vậy, trẻ nên ăn gì sau khi tiêm vắc xin để giảm nhẹ các triệu chứng của phản ứng phụ? Mời bạn đọc tiếp để có câu trả lời.

Sau khi tiêm trẻ nên ăn gì để cơ thể nhanh phục hồi?

Những món bé nên ăn sau chích ngừa

Sau khi biết được những món bé không nên ăn sau chích ngừa, chắc hẳn bạn cũng thắc mắc trẻ nên ăn gì sau khi chủng ngừa để giảm nhẹ các phản ứng phụ, giúp con mau hồi phục, tăng cường miễn dịch. 

Thực tế, không có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có thể hỗ trợ vắc xin hoạt động tốt hơn. Nhiều trẻ sau khi tiêm phòng thường cảm thấy chán ăn, bỏ bữa. Do đó, mẹ cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều lần và cho trẻ ăn những loại thực phẩm mà bé thích, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ và tránh xa những món bé không nên ăn sau chích ngừa.

Một số thực phẩm được gợi ý dưới đây sẽ giúp ích trong quá trình hồi phục của bé sau khi tiêm vắc xin.

1. Thực phẩm có tính chất chống viêm

Việc ăn các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng sau tiêm chủng. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn những món như súp gà, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây… Bên cạnh việc tránh cho trẻ ăn những món bé không nên ăn sau chích ngừa, mẹ có thể bổ sung cho con những thực phẩm sau:

  • Những món ăn được chế biến cùng với nghệ: Chắc hẳn bạn cũng biết rằng, nghệ nổi tiếng với đặc tính chống viêm rất tốt. Một chế độ ăn uống với nhiều nghệ và tỏi sẽ cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Trái cây giàu vitamin C: Những thực phẩm hoặc chất bổ sung chống viêm như vitamin C sẽ giúp ích cho hệ thống miễn dịch trong việc chống lại các tác dụng phụ của vắc xin.
  • Cá: Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm và cá trích có nhiều omega-3 có tác dụng chống viêm. Dầu cá (chất béo omega-3) sẽ biến đổi thành các hợp chất giúp cơ thể xử lý các tình trạng viêm nhiễm.
  • Chất béo lành mạnh: Các loại hạt, dầu ô liu nguyên chất, quả hạnh nhân và quả óc chó… đều là những lựa chọn tuyệt vời có tác dụng chống viêm. 

2. Uống nhiều nước

Việc tránh cho con tiêu thụ những món bé không nên ăn sau chích ngừa không là chưa đủ. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ là vô cùng quan trọng cả trước và sau khi tiêm phòng. Đau đầu là một tác dụng phụ phổ biến của vắc xin và tình trạng mất nước có thể làm cơn đau đó trầm trọng hơn. 

Ngoài ra, các tác dụng phụ phổ biến khác của vắc xin còn bao gồm đau cơ, mệt mỏi và sốt. Việc uống đủ nước không chỉ giúp trẻ hạn chế nguy cơ bị “hành” sau khi tiêm phòng mà còn có thể giúp rút ngắn thời gian và giảm cường độ của các tác dụng phụ. Bởi cơ thể hoạt động tốt hơn ở trạng thái ngậm nước tốt. Cha mẹ hãy cho bé uống bù nước nếu bé bị sốt, tiêu chảy, nôn ói.

3. Ăn thực phẩm tự chế biến với chế độ ăn uống cân bằng

Bạn nghĩ rằng chỉ cần tránh những món bé không nên ăn sau chích ngừa là đủ? Thực tế cho thấy hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn khi trẻ được ăn một chế độ lành mạnh, bao gồm những thực phẩm tự chế biến. Một chế độ ăn uống lành mạnh được duy trì lâu dài có thể cải thiện khả năng đáp ứng miễn dịch và giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng tốt hơn. 

Để đẩm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ, mẹ hãy mua những nguyên liệu tươi sạch và tự tay nấu các món ngon cho trẻ sau khi tiêm phòng để giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung ngũ cốc, rau lá xanh và các loại thực phẩm giàu protein khác trong khẩu phần ăn của trẻ là điều nên làm. Việc có một chế độ ăn lành mạnh bao gồm trái cây tươi và rau quả cũng là một ý kiến tốt.

Quan trọng nhất là, ngay cả khi trẻ chán ăn hay không muốn ăn, cha mẹ đừng nên thúc ép trẻ, cũng đừng để bé bỏ bữa. Hãy cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày với những món mà bé thích nhưng cần tránh những món bé không nên ăn sau chích ngừa.

4. Thức ăn chống buồn nôn

Một số bé thường sẽ cảm thấy buồn nôn sau khi tiêm vắc xin. Vì vậy, ngoài việc tránh những món bé không nên ăn sau chích ngừa, bạn nên cho trẻ dùng một số món ăn có tác dụng hạn chế cơn buồn nôn, như trà gừng, nước chanh…

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những món bé không nên ăn sau chích ngừa và những thực phẩm nên ăn sau khi tiêm vắc xin.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

COVID-19 Dos and don’ts after vaccination https://www.unicef.org/india/stories/covid-19-dos-and-donts-after-vaccination Ngày truy cập: 27/03/2022

COMMON REACTIONS https://talkingaboutimmunisation.org.au/common-reactions Ngày truy cập: 27/03/2022

HEALTHY CHOICES, HEALTHY CHILDREN – TIPS FOR PARENTS FOR A POSITIVE IMMUNIZATION EXPERIENCE https://www.simcoemuskokahealth.org/docs/default-source/jfy-health-care-professionals/150909IMMTips_for_Parents_For_A_Positive_Immunization_Experience Ngày truy cập: 27/03/2022

After the Shots… https://www.immunize.org/catg.d/p4015.pdf Ngày truy cập: 27/03/2022

What Should You Eat Before and After Getting the COVID Vaccine? Here’s What the Experts Say https://www.eatingwell.com/article/7895606/what-should-you-eat-before-and-after-getting-the-covid-vaccine-heres-what-the-experts-say/ Ngày truy cập: 27/03/2022

What Should Kids Eat Before and After Getting the COVID-19 Vaccine? Here’s What Pediatricians Say https://www.eatingwell.com/article/7923661/what-should-kids-eat-before-and-after-getting-the-covid-19-vaccine-according-to-pediatricians/ Ngày truy cập: 27/03/2022

What to Eat Before and After Your COVID-19 Vaccine https://www.verywellhealth.com/what-to-eat-and-drink-before-and-after-covid-vaccine-5181349 Ngày truy cập: 27/03/2022

Phiên bản hiện tại

05/04/2022

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 05/04/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo