backup og meta

Điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em ngay khi phát hiện con có vết thương nhiễm bẩn

Điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em ngay khi phát hiện con có vết thương nhiễm bẩn

Uốn ván là bệnh nghiêm trọng ở trẻ em. Nếu không điều trị bệnh uốn ván ở trẻ nhanh chóng, bệnh có thể dẫn đến tử vong khi cơ hô hấp ngưng hoạt động.

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng do một loại vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Các bào tử của vi khuẩn uốn ván ở khắp nơi trong môi trường, bao gồm đất, bụi và phân. Các bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Vi khuẩn này tạo ra chất độc gây tổn thương thần kinh gọi là tetanospasmin. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị cứng và tê liệt. Các loại uốn ván bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh. Bệnh uốn ván không lây nhiễm và có vắc xin phòng ngừa.

Các đường để vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể của trẻ

Các bào tử có thể xâm nhập vào cơ thể từ vết thương hở trên da, thông thường là vết thương do các vật bị nhiễm khuẩn. Một số vết thương trên da có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn uốn ván hơn, bao gồm:

  • Các vết thương bị nhiễm bẩn, phân hoặc nước bọt
  • Các vết thương do đạp đinh hoặc kim
  • Vết bỏng
  • Thương tổn nghiền nát (bị giập, nát một bộ phận nào đó)
  • Thương tích ở chỗ mô chết.

Trong vài trường hợp hiếm, uốn ván cũng có liên quan đến:

  • Làm sạch các vết thương trên bề mặt
  • Quy trình phẫu thuật
  • Côn trùng cắn
  • Nhiễm trùng răng
  • Gãy xương hở (gãy phần xương bị lòi ra ngoài)
  • Nhiễm trùng mạn tính
  • Dùng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV)
  • Tiêm bắp thịt (mũi tiêm trong cơ).

Tuy uốn ván không lây nhiễm từ người sang người nhưng lại phổ biến ở khắp nơi toàn thế giới. Bệnh thường tập trung ở các nước có khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, những khu vực đông dân cư cũng tạo điều kiện cho trực khuẩn uốn ván sinh sôi nảy nở.

Thời gian phát bệnh uốn ván ở trẻ

Thời kỳ ủ bệnh là từ khi tiếp xúc với vi khuẩn uốn ván – thường là từ 3 đến 21 ngày (trung bình 10 ngày) dù có thể dao động từ một ngày đến vài tháng tùy thuộc vào loại vết thương. Hầu hết các trường hợp phát bệnh xảy ra trong vòng 14 ngày. Nói chung, thời gian ủ bệnh ngắn hơn thường là các vết thương bị nhiễm trùng nặng, bệnh trở nặng và có tiên lượng xấu.

Những phương pháp giúp điều trị trẻ bị uốn ván 

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh uốn ván bằng cách loại bỏ nguồn độc tố, kháng độc tố, ngăn chặn và điều trị những cơn co giật cơ cho bé, chẳng hạn như:

  • Rửa sạch tất cả các vết thương và loại bỏ mô chết. Dùng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn
  • Bé sẽ được tiêm phòng loại thuốc kháng độc tố uốn ván được gọi là SAT (1 loại globulin miễn dịch với uốn ván người) để giải độc
  • Thuốc diazepamthuốc an thần sẽ giúp kiểm soát những cơn co giật
  • Trẻ em cần được tiêm vắc xin uốn ván, thường là tiêm bốn mũi bắt đầu từ trước 2 tuổi cho đến lớn theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Sau khi bị thương có nguy cơ bị uốn ván, bạn nên cho trẻ tiêm ngay liều thuốc điều trị dự phòng
  • Trẻ sơ sinh cần được ở môi trường vệ sinh sạch sẽ và được chăm sóc dây rốn cẩn thận
  • Cha mẹ nên nhớ kỹ lịch tiêm phòng của trẻ để trẻ được miễn dịch kịp thời
  • Nếu bé bị cứng hàm, khó nuốt và co giật cơ thì cần đến máy thở.

Bệnh uốn ván có thể kéo dài 2 đến 3 tháng. Việc hồi phục hoàn toàn có thể mất 4 tháng. Vật lý trị liệu sẽ giúp cơ bị ảnh hưởng khỏe mạnh lại.

Uốn ván là bệnh khá nguy hiểm có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, nếu con bị các vết thương kể trên, bạn hãy đưa con đi khám ngay để bé được điều trị kịp thời nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tetanus http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/tetanus/manage/ptc-20200465 Ngày truy cập 25/03/2017

Causes and Transmission https://www.cdc.gov/tetanus/about/causes-transmission.html Ngày truy cập 25/03/2017

Phiên bản hiện tại

02/12/2019

Tác giả: Bích Hà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lộc Tuyệt Mỹ


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 02/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo