♦ Những gì cha mẹ cần làm
Nếu gia đình bạn sống trong khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh này và con bạn có các triệu chứng như sốt, đau đầu… hãy đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Hiện nay, y học chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não Nhật Bản. Do đó, tốt nhất bạn nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin viêm não Nhật Bản và tránh để muỗi chích.
6. Bệnh giun chỉ bạch huyết hay bệnh phù chân voi
Bệnh phù chân voi xảy ra khi hệ thống bạch huyết bị tắc nghẽn, dẫn đến tích tụ dịch bạch huyết. Lúc này, da và các tổ chức ở khu vực bị tổn thương sẽ dày lên và có thể bị viêm.
Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm ấu trùng giun chỉ khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng giun chỉ cư trú trong hệ bạch huyết, phát triển thành giun và gây tắc nghẽn hệ thống bạch huyết và dẫn đến sưng ở mặt, chân tay… Sự biến dạng này có thể kéo dài vĩnh viễn, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Người bị bệnh phù chân voi có thể phải chịu các biến chứng nguy hiểm như đái dưỡng chấp (tiểu ra dưỡng chấp), tổn thương thận…
♦ Triệu chứng nhận biết
Người bị nhiễm giun chỉ thường có các triệu chứng đặc trưng như chân phù to, cứng, nhấn vào không lõm, không đau. Ngoài ra, da ở vùng bị ảnh hưởng trở nên cứng và dày. Bộ phận sinh dục cũng có thể phù to, gây tràn dịch màng tinh hoàn, da bìu xơ cứng và xù xì…
♦ Những gì cha mẹ cần làm
Nếu con bị nhiễm giun chỉ, bạn cần thực hiện một số biện pháp dưới đây để giúp kiểm soát bệnh:
- Giữ vệ sinh hàng ngày cho trẻ và rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng xà phòng
- Thoa thuốc hoặc kem kháng sinh lên vùng da bị tổn thương theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Khuyến khích trẻ vận động vùng tay, chân bị tổn thương thường xuyên để giúp dịch trong hạch bạch huyết lưu thông.
7. Chikungunya

Trẻ từng mắc bệnh chikungunya có thể rơi vào tình trạng trầm cảm. Những ảnh hưởng từ chứng trầm cảm có thể nhận thấy trong vòng một năm sau khi trẻ bị nhiễm căn bệnh này. Đây là nguyên nhân làm cho việc trẻ mắc bệnh chikungunya trở thành một trong những điều đáng lo ngại nhất trong danh sách các bệnh lây truyền qua vết muỗi chích.
♦ Triệu chứng nhận biết
Trẻ mắc bệnh sốt chikungunya thường có các triệu chứng như sốt, đau khớp, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, phát ban… Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt khoảng từ 4 đến 8 ngày.
Một số triệu chứng của bệnh giống với bệnh sốt xuất huyết và bệnh zika nên dẫn đến tình trạng chẩn đoán nhầm ở những vùng mà hai căn bệnh này thường xảy ra.
♦ Những gì cha mẹ cần làm
Nếu con bạn từng bị nhiễm bệnh chikungunya và thường phàn nàn về sự thay đổi tâm trạng hay bạn nhận thấy bé thường xuyên thay đổi tâm trạng, hãy đưa trẻ đi khám và thảo luận với bác sĩ.
Ngoài ra, những trẻ từng mắc chikungunya cũng có thể bị đau khớp nên mẹ cần lưu ý đến tình trạng này.
8. Bệnh sốt thung lũng Rift (Rift Valley – RVF)
Bệnh sốt thung lũng Rift là do loại virus phlebovirus gây ra. Virus này tồn tại trong cơ thể vật chủ là các gia súc như trâu, bò, cừu, dê… truyền sang cơ thể người thông qua vết muỗi chích hay chạm vào máu động vật bị nhiễm bệnh, hít thở không khí xung quanh con vật bị nhiễm bệnh bị giết mổ, uống sữa tươi từ động vật bị nhiễm bệnh…
Các loài muỗi khác nhau như aedes, anopheles, eretmapodites, mansonia… có thể đóng vai trò là trung gian truyền bệnh. Vì vậy nguy cơ bệnh xuất hiện ở những khu vực có mặt các loài muỗi này sinh sống là hoàn toàn có thể xảy ra. Người bị sốt thung lũng Rift có thể gặp các biến chứng rất nguy hiểm như mù, mắc các bệnh liên quan đến não, hoại tử gan, gan sưng phồng, có điểm xuất huyết trên gan, hạch lympho sưng, đôi khi có thêm triệu chứng vàng da… thậm chí là tử vong.
♦ Triệu chứng nhận biết
Người mắc bệnh sốt thung lũng Rift có thời gian ủ bệnh thường từ 2 – 6 ngày. Bệnh khởi phát với các triệu chứng giống bệnh cúm như sốt đột ngột, đau đầu, đau cơ và đau lưng, có thể kèm theo các dấu hiệu cứng cổ, sợ ánh sáng và nôn ói. Đây là những triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với bệnh viêm màng não. Những triệu chứng bệnh sẽ hết sau 4 – 7 ngày.
♦ Những gì cha mẹ cần làm
Nếu nơi bạn ở có sự hiện diện của một trong những loài muỗi kể trên, hãy cảnh giác. Nếu bé bị sốt, bạn nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mách mẹ cách phòng muỗi đốt cho trẻ

Để có thể hạn chế tình trạng con bị muỗi tấn công, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, dọn dẹp đồ đạc gọn gàng, không để muỗi có nơi trú ẩn
- Ngủ mùng kể cả ban ngày
- Cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay, sáng màu
- Thoa kem chống muỗi cho trẻ vào sáng sớm và chiều tối
- Dùng tinh dầu đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi, máy đuổi muỗi
- Không cho trẻ chơi ở nơi có nhiều cây cối, nhiều đồ đạc, nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối. Vì đây là hai thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất.
- Ngoài ra, bạn nên dọn sạch lu chậu, các vật đọng nước để triệt nguồn sinh sôi của muỗi.
Lan Quan / HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!