backup og meta

Mẹ bị cảm có nên cho con bú? 7 thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú

Mẹ bị cảm có nên cho con bú? 7 thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú

Cảm cúm là căn bệnh vô cùng phổ biến và dễ chữa. Tuy nhiên, bị cảm khi đang cho con bú có thể khiến nhiều mẹ lo lắng và băn khoăn không biết cho con bú uống thuốc cảm được không? Các loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú an toàn cho cả mẹ và bé là gì?

Uống thuốc khi đang cho con bú là điều không được khuyến khích do ở giai đoạn này. Nguyên nhân là vì mẹ uống thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bé thông qua sữa mẹ. Vậy nếu mẹ bị cảm khi đang cho con bú thì phải làm sao? Nếu uống thuốc trong giai đoạn này thì đâu là thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú an toàn và hiệu quả? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để có được câu trả lời.

Mẹ cho con bú bị cảm cúm có sao không?

Cảm cúm là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhất là phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Tuy đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu khiến mẹ bỉm sữa mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ…

Nếu cảm cúm được kiểm soát tốt và mẹ dùng đúng những loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú, các triệu chứng ở mẹ cho con bú sẽ hết sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn tiến phức tạp và kéo dài nhiều tuần nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách.

Mẹ đang cho con bú vừa trải qua giai đoạn mang thai và sinh con đầy thử thách, khiến sức khỏe kém đi, cơ thể yếu ớt. Do đó mà phụ nữ cho con bú dễ gặp phải các biến chứng khi bị cảm, chẳng hạn như:

  • Tắc tia sữa, gây đau đớn và tức ngực.
  • Giảm lượng sữa tiết ra, hoặc thậm chí là mất sữa.
  • Viêm phổi, viêm phế quản.
  • Viêm xoang.
  • Các vấn đề về hô hấp khác.

Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú?

Mẹ bị cảm có cho con bú được không?
Mẹ bị cảm có cho con bú được không?

Mẹ cho con bú bị cảm cúm phải làm sao? Có nên tiếp tục cho con bú không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ bị cảm cúm trong quá trình cho con bú sữa.

Thực chất, mẹ đang cho con bú bị cảm vẫn có thể tiếp tục cho bé bú và điều này vô cùng an toàn. Bệnh cảm thường ảnh hưởng đến xoang, gây nhức đầu và dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu. Khi cơ thể khi phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh, hệ miễn dịch sẽ tấn công mầm bệnh thông qua các kháng thể. Các kháng thể này cũng sẽ được chuyển qua cho con thông qua sữa mẹ để bảo vệ bé khỏi các mầm bệnh.

Vì vậy, đối với thắc mắc mẹ cho con bú bị cảm cúm phải làm sao thì câu trả lời là mẹ bị cảm vẫn nên cho con bú vì đây là một cách hay để bảo vệ trẻ.

Tuy nhiên, nếu mẹ có các triệu chứng cảm nặng, chẳng hạn như ho, hắt hơi nhiều, thì mẹ nên ngưng cho con bú khoảng vài ngày để điều trị bệnh, có thể bao gồm việc dùng thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú. Lúc này, mẹ nên tự vắt sữa rồi nhờ người khác cho bé bú. Khi thấy đỡ hơn thì mẹ có thể cho bé bú lại nhưng phải đeo khẩu trang nhằm tránh việc lây lan mầm bệnh sang con qua đường hô hấp.

Đang cho con bú uống thuốc trị cảm cúm được không?

Nếu bạn đang thắc mắc cho con bú uống thuốc cảm được không, thì câu trả lời là “Có”. Mẹ vẫn có thể dùng thuốc trị cảm cúm trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp, không gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé bú mẹ. 

Vậy, có những loại thuốc cảm cúm cho mẹ cho con bú nào? Mời bạn đọc tiếp để biết được những loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú.

Top 7 loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú an toàn, hiệu quả

7 loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú
7 loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú

Có rất nhiều loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú an toàn, ít gây phản ứng phụ cho bé. Dưới đây là danh sách các loại thuốc cảm cho mẹ cho con bú:

1. Acetaminophen/Paracetamol

Cho con bú bị cúm uống thuốc gì? Phụ nữ cho con bú bị cảm cúm có thể sử dụng paracetamol hoặc acetaminophen để điều trị cảm.

Acetaminophen là hợp chất làm giảm đau và hạ sốt. Acetaminophen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không làm hại trẻ sơ sinh. Đây là một loại thuốc trị cảm cúm không kê toa cho các bà mẹ đang cho con bú.

2. Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú: Ibuprofen

Ibuprofen là câu trả lời cần tìm đối với thắc mắc “Cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì?”. Ibuprofen là một loại thuốc cảm cho mẹ cho con bú khá an toàn. Đây là loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS), giúp giảm đau và hạ sốt.

Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú Ibuprofen được dùng để điều trị nhức đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang và cúm. Ibuprofen có thể đi vào sữa mẹ nhưng không ảnh hưởng đến con nhưng lại không được khuyến cáo cho những người bị loét dạ dày và hen suyễn.

3. Thuốc trị cảm cúm có thành phần Dextromethorphan

Với chủ đề đang cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, thì thuốc trị cảm cúm dextromethorphan là lời đáp cần tìm.

Thuốc trị cảm cúm dextromethorphan được đánh giá là an toàn cho những bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, nếu bạn bị hen suyễn, tiểu đường, bệnh gan hoặc viêm phế quản mãn tính thì nên tránh dùng thuốc trị cảm cúm này.

4. Thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú: Bromhexine và guaifenesin

Bromhexine và guaifenesin là thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú được lựa chọn để điều trị triệu chứng ho khan trong cảm cúm vì mang lại những tác dụng an toàn với cả mẹ và bé. Thuốc cảm cho mẹ cho con bú này giúp điều trị ho cũng như hạ huyết áp.

5. Thuốc cảm cúm cho mẹ cho con bú: Amoxicillin

Mẹ cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì? Câu trả lời là Amoxicillin. Đây là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị trong trường hợp cảm lạnh và xoang. Thuốc được cho là an toàn với cả mẹ và trẻ.

Các tác dụng phụ của loại thuốc cảm cho phụ nữ cho con bú này rất hiếm và tự biến mất mà không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vì là kháng sinh nên bạn không nên tùy tiện sử dụng mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.

6. Thuốc trị cảm cúm chứa kẽm gluconat

Đối với băn khoăn “Mẹ cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì?”, hãy nhớ đến những loại thuốc trị cảm cúm chứa kẽm gluconat. Đây là hợp chất được sử dụng trong nhiều loại thuốc điều trị cảm lạnh và cảm cúm và thường được tìm thấy ở các chai xịt thông mũi hoặc viên uống dạng nén.

Với loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú này, mẹ chỉ nên sử dụng 12 mg/ngày và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

7. Chlorpheniramine và hydroxyzine

Đang cho con bú bị cảm cúm uống thuốc gì? Đừng bỏ qua chlorpheniramine và hydroxyzine. Đây là thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú được dùng để điều trị sổ mũi, nghẹt mũi hoặc viêm mũi dị ứng.

Chlorpheniramine và hydroxyzine đều an toàn cho phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, mẹ và bé có thể bị các tác dụng phụ như đau bụng, khó chịu và buồn ngủ. Các triệu chứng này không quá nghiêm trọng và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.

Mẹo chữa cảm an toàn cho mẹ đang cho con bú

Mẹ cho con bú bị cảm cúm phải làm sao? Hãy áp dụng những mẹo chữa cảm cúm cho mẹ cho con bú sau đây!
Mẹ cho con bú bị cảm cúm phải làm sao? Hãy áp dụng những mẹo chữa cảm cúm cho mẹ cho con bú sau đây!

Nếu chẳng may bị cảm cúm khi đang cho con bú, mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Những cách này giúp tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật.

Nếu chỉ bị bệnh ở mức độ nhẹ, mẹ có thể chưa cần dùng đến các loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú. Thay vào đó, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ 8 giờ/ngày.
  • Không thức khuya.
  • Ăn uống lành mạnh, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh.
  • Uống nhiều nước ấm để làm dịu các triệu chứng.
  • Uống thêm trà chanh mật ong để điều trị cảm cho mẹ cho con bú.
  • Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng. Mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân giúp đỡ chăm con để có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm hoặc lau người bằng nước ấm 1 lần/ngày. Sau khi tắm nhanh trong phòng kín gió, mẹ cần lau khô người trước khi mặt quần áo.
  • Vào những ngày nóng bức, mẹ nên để ý lau mồ hôi trộm.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế vi khuẩn lây lan cho bé.

Lưu ý cho mẹ bị cảm cúm khi đang cho con bú

Để tránh lây lan bệnh cho trẻ nhỏ, hãy tuân thủ những lưu ý cho mẹ cho con bú bị cảm cúm sau đây.
Để tránh lây lan bệnh cho trẻ nhỏ, hãy tuân thủ những lưu ý cho mẹ cho con bú bị cảm cúm sau đây.

Như vậy là bạn đã biết được những thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú. Trong khi sữa mẹ truyền các kháng thể thì các tác nhân bên ngoài như không khí lại có khả năng mang các mầm bệnh đến cho con yêu. Do đó, bên cạnh việc lưu ý các loại thuốc trị cảm cúm an toàn cho mẹ và bé, các mẹ phải thận trọng khi cho bé bú:

1. Rửa tay trước khi chơi với con

Bạn nên sử dụng xà phòng để khử trùng, rửa tay sạch nhằm loại bỏ các mầm bệnh có thể lây sang con trước khi đụng vào bé.

2. Đeo khẩu trang khi cho con bú

Đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa sự lây truyền các mầm bệnh thông qua không khí nếu như bạn vô tình hắt hơi hoặc ho trong thời gian cho bé bú.

3. Hạn chế gần gũi với con

Tránh hôn con khi bạn bị cảm lạnh. Bên cạnh đó, hạn chế việc âu yếm và hãy đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn.

Như vậy là bạn đã có được lời đáp chi tiết đối với thắc mắc “Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các loại thuốc cảm cúm cho phụ nữ cho con bú.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is it Safe to Breastfeed if I Have the Flu? https://kidshealth.org/en/parents/flu-breastfeeding.html Ngày truy cập: 19/06/2023

Pregnancy, Breastfeeding and the Common Cold https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2021/12/pregnancy-breastfeeding-and-the-common-cold Ngày truy cập: 19/06/2023

Breastfeeding and medicines https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/medicines/ Ngày truy cập: 19/06/2023

Use of cough and cold preparations during breastfeeding https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10776186/ Ngày truy cập: 19/06/2023

Medicines and breastfeeding https://www.healthdirect.gov.au/medicines-and-breastfeeding Ngày truy cập: 19/06/2023

Phiên bản hiện tại

31/05/2024

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 31/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo