backup og meta

Sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu khi mẹ dặm sữa ngoài cho con?

Sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu khi mẹ dặm sữa ngoài cho con?

Đối với nhiều gia đình hiện nay, việc cho bé bú kết hợp cả sữa mẹ và sữa công thức đang dần trở nên phổ biến để giảm bớt áp lực cho mẹ, đặc biệt là khi mẹ có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này, vấn đề được nhiều chị em lần đầu nuôi con quan tâm nhất đó chính là sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu để đảm bảo em bé có đủ thời gian tiêu hóa và cũng không bị đói giữa mỗi cữ bú?

Trong bài viết sau đây, Hello Bacsi sẽ giải đáp cho mẹ vấn đề này và chia sẻ những thông tin giúp mẹ chăm sóc bé đúng cách khi dặm thêm sữa ngoài cho con.

Vì sao nhiều mẹ lựa chọn cho bé bú mẹ kết hợp bú sữa công thức?

Trên thực tế, lựa chọn cho bé bú sữa ngoài song song với bú mẹ không chỉ do vấn đề sức khỏe hay nguồn sữa mà còn có nhiều lý do khác nhau. Cụ thể hơn, nhiều mẹ hiện nay chọn cách nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp thêm cho con bú sữa công thức là do:

  • Cảm thấy khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
  • Không đủ sữa mẹ cho bé bú hoặc lo lắng về cân nặng của bé
  • Bé bú sữa công thức trước sữa mẹ vì lý do nào đó và bạn muốn quay lại nuôi con bằng sữa mẹ
  • Bạn không thể bên cạnh em bé liên tục trong ngày vì lý do nào đó, chẳng hạn như quay lại công việc, thì sẽ cần cho con bú thêm sữa ngoài 
  • Bạn đi làm trở lại và không thể hút sữa tại nơi làm việc
  • Chồng hoặc người thân muốn hỗ trợ bạn cho bé bú để bạn có thời gian làm những việc khác hoặc nghỉ ngơi.

Sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu khi mẹ dặm sữa ngoài cho con?

sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu

Thực chất, việc mẹ lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp với sữa công thức là điều bình thường và không ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ muốn cho con bú kết hợp ngay sau sinh thì điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Vì vậy, nếu có thể thì mẹ nên đợi đến khi nguồn sữa mẹ về nhiều và ổn định, thường mất khoảng 6 đến 8 tuần sau sinh thì mới kết hợp dặm thêm sữa ngoài cho con.

Đối với câu hỏi sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu khi mẹ cho bé bú kết hợp thì câu trả lời là có thể cho bé bú sữa công thức sau khi bú sữa mẹ khoảng 1 đến 2 giờ. Điều này nhằm đảm bảo bé có đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ các dưỡng chất có trong sữa mẹ trước khi tiếp nhận sữa công thức. 

Đối với bé bú mẹ hoàn toàn trước đó, để giúp bé quen dần với việc cho bú kết hợp thì mẹ nên bắt đầu với một cữ bú sữa ngoài duy nhất trong vài ngày đầu. Sau đó, mẹ mới tăng dần cữ bú sữa ngoài lên thay thế tương đương cho các cữ bú mẹ trước đó của bé.

Lưu ý khi cho bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức

sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu

Khi cho bé bú kết hợp, mẹ không chỉ quan tâm đến vấn đề bé uống sữa mẹ và sữa công thức cách nhau bao lâu mà còn cần lưu ý thêm một số điều sau đây để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đáp ứng cho sự phát triển và sức khỏe của con:

1. Ưu tiên cho bé bú mẹ trước và duy trì việc bú mẹ đều đặn

Việc cho con bú thêm sữa công thức có thể làm giảm lượng sữa mẹ tiết ra vì cơ thể mẹ sản xuất sữa dựa trên nhu cầu của bé. Vì vậy mà ngay tại thời điểm sau sinh, chị em nên ưu tiên cho bé bú mẹ trước khi kết hợp thêm sữa công thức để đảm bảo nguồn sữa mẹ quý giá dành cho con luôn ổn định. 

Sau đó, khi muốn dặm thêm sữa ngoài thì mẹ chỉ cần giảm số lần cho con bú mẹ nhưng lưu ý không cắt quá nhanh các cữ bú mẹ trong ngày của con. Đối với một số mẹ chỉ cho bé bú thêm sữa ngoài tạm thời và vẫn muốn quay lại cho bú mẹ hoàn toàn thì trong thời gian cho con bú kết hợp, mẹ hãy duy trì việc vắt sữa/hút sữa thường xuyên, hút sữa vào những cữ bé bú ngoài để cơ thể không giảm lượng sữa sản xuất cho bé. 

2. Không trộn sữa mẹ với sữa bột

sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu

So với vấn đề sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu thì việc có nên trộn sữa mẹ với sữa bột không cũng là câu hỏi mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc khi đang cho con bú kết hợp. Theo khuyến cáo, mẹ nên pha sữa bột theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất và tốt nhất là không nên trộn thêm sữa mẹ vào.

Nguyên nhân là vì sự pha trộn giữa sữa mẹ và sữa công thức có thể ảnh hưởng đến lượng protein mà trẻ hấp thu cũng như khả năng giữ lại các khoáng chất như canxi, phốt pho và kẽm. Mẹ nên cho bé bú riêng, xen kẽ thay vì trộn chung hai loại sữa vào một bình vì điều này còn giúp tránh lãng phí và tránh giảm đi các lợi ích từ sữa mẹ.

3. Ưu tiên chọn sữa công thức phù hợp với bé

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa công thức, chẳng hạn như sữa công thức từ sữa bò, sữa dê, sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần hoặc một phần; sữa công thức dành cho trẻ sinh non hoặc không dung nạp lactose… Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu kỹ thành phần của bột sữa, loại sữa, thương hiệu sản xuất… để chọn sữa chất lượng và phù hợp với nhu cầu hoặc tình trạng sức khỏe của con. 

4. Đảm bảo vệ sinh các đồ dùng dành cho bé bú bình

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên con rất dễ gặp các vấn đề tiêu hóa hoặc bị ốm. Do đó, khi dặm thêm sữa ngoài cho con thì việc đảm bảo vệ sinh các đồ dùng cho bé bú bình như bình sữa, núm ti, nắp bình… thậm chí là thau (chậu) rửa bình, cọ rửa bình, dụng cụ bảo quản – cất trữ bình là rất quan trọng. 

Đây là những đồ dùng cần được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi cữ bú. Lời khuyên là mẹ nên sử dụng dung dịch rửa bình sữa chuyên dụng. Sau đó, cho các bộ phận của bình sữa vào nước sôi hoặc máy tiệt trùng để diệt khuẩn hiệu quả. Cuối cùng là để ráo nước trước khi cho bé dùng tiếp vào lần sau.

Trên thực tế, mẹ có thể linh hoạt đối với vấn đề sữa mẹ và sữa công thức uống cách nhau bao lâu? Mẹ có thể cho bé bú theo nhu cầu bằng cách chú ý đến các dấu hiệu bé đói bụng như mút tay, chép miệng, dụi đầu vào ngực mẹ… Việc cho bé bú kết hợp hiện nay là điều bình thường nên mẹ hoàn toàn có thể áp dụng nếu phương pháp này phù hợp với mong muốn, sức khỏe của mẹ và bé nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Supplementing With Formula (Combo Feeding)

https://www.whattoexpect.com/first-year/feeding-baby/things-to-know-about-breastfeeding-and-formula-for-baby/ Truy cập ngày 07/08/2024

2. Combine feeding

https://www.tommys.org/pregnancy-information/after-birth/feeding-your-baby/combine-feeding Truy cập ngày 07/08/2024

3. Mixed feeding: combining breastfeeding and bottle feeding

https://www.nct.org.uk/baby-toddler/feeding/practical-tips/mixed-feeding-combining-breastfeeding-and-bottle-feeding  Truy cập ngày 07/08/2024

4. IS IT OK TO MIX HUMAN MILK AND FORMULA?

https://llli.org/breastfeeding-info/mixing-milk/ Truy cập ngày 07/08/2024

5. Choosing a Baby Formula

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/formula-feeding/Pages/choosing-an-infant-formula.aspx Truy cập ngày 07/08/2024

6. How to Clean, Sanitize, and Store Infant Feeding Items Frequently Asked Questions

https://www.cdc.gov/hygiene/faq/index.html#:~:text=Wash%20feeding%20items.&text=Do%20not%20wash%20directly%20in,be%20sure%20they%20get%20clean. Truy cập ngày 07/08/2024

Phiên bản hiện tại

12/08/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Linh Nguyễn


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 12/08/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo