Vì sao bé có nguy cơ bú sữa mẹ loãng? Một số vấn đề thường gặp đáng lưu ý

Như đã đề cập, sữa đầu thường có xu hướng loãng hơn sữa cuối trong quá trình cho bé bú. Vì vậy, nếu nhận thấy sữa mẹ trong và loãng hoặc trẻ có nguy cơ bú sữa mẹ loãng (bú sữa đầu nhiều), nguyên nhân có thể do một số sai lầm nào đó khiến bé không bú đến sữa cuối giàu chất béo và đặc hơn. Trong đó, các vấn đề phổ biến bao gồm:
Đổi sang vú khác quá nhanh trước khi con bú cạn hoàn toàn bầu sữa
Nếu bạn chủ động đổi sang bên vú khác quá nhanh trước khi trẻ bú hết ở bên vú đầu tiên, điều này đồng nghĩa rằng trẻ không nhận được sữa cuối từ bên vú mà trẻ đang bú. Thêm vào đó, em bé cũng có thể cảm thấy no trước khi kết thúc cữ bú ở bên vú thứ hai. Như vậy, tổng kết lại thì với cách cho bú này, trẻ chỉ nhận được sữa đầu loãng từ cả hai bên vú của bạn.
Khoảng thời gian giữa mỗi lần cho trẻ bú quá dài
Khi bạn kéo dài thời gian giữa mỗi lần cho con bú, ngực của bạn sẽ tiếp tục căng đầy. Nếu sữa mẹ được sản xuất vượt quá lượng bé có thể bú trong một lần, bé sẽ nhanh no và ngừng bú trước khi bú đến sữa cuối. Hơn nữa, khi sữa được tạo ra thì phần nước của sữa thường di chuyển xuống các ống dẫn về phía núm vú của bạn và trộn với lượng sữa còn lại ở đó từ lần cho bú gần nhất. Do vậy, thời gian giữa các lần cho bé bú càng dài thì lượng sữa đầu tiết ra càng loãng.
Sữa mẹ loãng do thời gian hút (vắt) sữa quá ngắn

Việc vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa cũng tương tự như việc cho con bú. Một đợt hút (vắt) sữa quá ngắn và nhanh sẽ không thể giúp bạn nhận được sữa cuối, giàu chất béo và đặc hơn. Đây cũng là lý do mà bạn có thể nhận thấy sữa mẹ loãng sau khi hút ra.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!