Nguyên tắc đầu tiên là không dùng chung máy hút sữa. Ngay cả khi người cho sữa đã tuân thủ quy tắc đó, máy hút sữa vẫn cần phải được làm sạch và vệ sinh để bảo vệ em bé khỏi vi khuẩn hoặc nguy cơ nhiễm trùng. Thực tế, nhiều mẹ không vệ sinh máy hút sữa thường xuyên và điều này gây ra nhiều vấn đề cho trẻ nhỏ.
5. Người cho sữa và nhận sữa thường không tuân theo quy tắc bảo quản sữa nghiêm ngặt

Dù sữa mẹ luôn giàu dinh dưỡng và để được lâu, nhưng bạn vẫn nên lưu ý là sữa có hạn sử dụng và phải làm theo hướng dẫn đông lạnh sữa để đảm bảo sữa không hư hay mất chất dinh dưỡng.
Sữa mẹ không được để ở nhiệt độ phòng hơn 8 giờ. Sau khi đông lạnh, sữa mẹ có thể trữ được tối đa 6 tháng. Sau khoảng thời gian này, bạn hãy bỏ hết lượng sữa chưa sử dụng.
Vấn đề về hạn sử dụng của sữa mẹ rất khó kiểm soát khi các mẹ chia sẻ cho người khác, nhận hoặc mua sữa. Bạn không có cách nào để tìm hiểu xem sữa đã được trữ trong bao lâu. Nguy cơ bạn mua phải sữa mẹ đã trữ trên sáu tháng là rất cao và con sẽ không an toàn nếu uống sữa này.
6. Cơ thể mẹ sẽ giảm tiết sữa nếu không cho con bú
Mặc dù mẹ đôi khi cần uống thêm sữa vì cơ thể không sản xuất đủ sữa cho bé nhưng việc phụ thuộc vào sữa mẹ của người khác sẽ làm cho cơ chế sản xuất sữa của mẹ hoạt động chậm lại.
Sản xuất sữa là một mô hình cung và cầu. Điều này có nghĩa là càng cho con bú hoặc hút sữa nhiều thì cơ thể càng sản xuất được nhiều sữa. Nếu đang sử dụng sữa mẹ của người khác để nuôi con, bạn sẽ mất cơ hội kích thích cơ thể sản xuất thêm sữa và dẫn đến việc lượng sữa cho con ngày càng giảm.
Dù việc dùng sữa mẹ của người khác có thể có hiệu quả nhất thời nhưng điều quan trọng là bạn vẫn phải tập trung kích thích cơ thể sản xuất sữa bằng cách tiếp tục hút sữa, cố gắng cho con bú và sử dụng các thực phẩm bổ sung. Bạn đừng quá phụ thuộc vào việc xin sữa mẹ mà làm lượng sữa của mình mất dần nhé.
7. Không kiểm soát được chất lượng sữa
Đây là một vấn đề lớn khi xin sữa mẹ, thậm chí người cho bạn sữa mẹ là người thân trong gia đình, chất lượng sữa vẫn rất khó kiểm soát. Những rủi ro này tăng lên khi bạn nhận xin sữa mẹ từ một người không quen biết.
Khi cho con bú sữa mẹ, bạn có thể kiểm soát những gì mình nạp vào cơ thể. Khi uống đồ uống chứa cồn hay uống thuốc theo toa, bạn có thể biết được đồ uống hay thuốc đó có an toàn khi cho con bú sữa mẹ không. Khi nhận sữa từ mẹ khác, bạn không biết người mẹ này đã ăn gì, có uống loại thuốc nào gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa hay không.
8. Con có thể bị nhiễm trùng khi uống sữa từ mẹ khác
Nếu bị nhiễm trùng như viêm vú hoặc cảm lạnh thông thường, bạn vẫn có thể cho con bú. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm trùng có thể đi qua sữa mẹ nên nếu bạn lấy sữa từ một nguồn không đảm bảo thì có thể con sẽ bị lây nhiễm qua đường sữa đấy.
HIV cũng có thể lây qua sữa mẹ và bác sĩ đã khuyến cáo những phụ nữ có HIV không nên cho con bú. Tuy bệnh lao có thể lây qua sữa mẹ nhưng một người phụ nữ đã điều trị lao trong một khoảng thời gian nhất định vẫn có thể cho con bú. Nếu bạn bị nhiễm cytomegalovirus cần được điều trị trước khi cho con bú vì virus này có thể gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Bạn luôn chắc chắn mình đang khỏe mạnh và không bị nhiễm trùng trước khi cho con bú, nhưng không thể biết người tặng hay bán sữa cho mình có khỏe mạnh không. Bạn không thể đảm bảo người cung cấp sữa cho mình có những căn bệnh này trước khi hút sữa hay không. Vậy hãy nhớ rằng con có nguy cơ lây nhiễm những bệnh nguy hiểm khi uống sữa mẹ của người khác.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!