backup og meta

Giải đáp: Da trẻ sơ sinh bong tróc là do đâu? Khắc phục thế nào?

Giải đáp: Da trẻ sơ sinh bong tróc là do đâu? Khắc phục thế nào?

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc khiến không ít mẹ bỉm sữa lo lắng. Trẻ sơ sinh bị bong da có thể vừa là tình trạng bình thường nhưng cũng đồng thời trở thành dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về da ở trẻ em.

Quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh có thể khiến nhiều người cảm thấy hứng thú nhưng cũng kèm theo không ít căng thẳng, đặc biệt nếu là lần đầu có con. Ngoài các vấn đề sức khỏe thường gặp thì một trong những điều khiến nhiều người lo lắng là hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc. Vậy, da trẻ sơ sinh bị bong tróc lột da do đâu và cách khắc phục là gì? Hãy đọc những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau để có thể giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề này bạn nhé! 

Tại sao da trẻ sơ sinh bong tróc?

Nhiều bậc cha mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh bị bong da tay chân hay trẻ sơ sinh bị lột da do đâu? Theo các chuyên gia nhi khoa, bề ngoài của trẻ sơ sinh, kể cả làn da, sẽ thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và da chuyển sang đậm hoặc nhạt màu hơn. Do đó, tình trạng da trẻ sơ sinh bị bong tróc hay bé sơ sinh bị lột dahoàn toàn bình thường. Bé sơ sinh bị bong da có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân.

Khi vừa chào đời, da của con bao phủ một lớp sáp trắng giúp bảo vệ làn da con. Khi lớp sáp này biến mất, bé sẽ bắt đầu lột lớp da bên ngoài trong vòng 1 – 3 tuần. Lượng da bong ra phụ thuộc vào việc bé sinh non, sinh đúng tuổi thai hoặc thai già tháng.

Bé càng có nhiều lớp sáp trắng vernix trên da khi sinh thì trẻ sơ sinh lột da càng ít. Trẻ sinh non thường có nhiều sáp vernix nên trẻ sơ sinh bong da ít hơn bé sinh ra sau 40 tuần. Hiện tượng trẻ sơ sinh bong da thường sẽ tự biến mất theo thời gian và không cần chăm sóc nhiều.

Điểm mặt 6 nguyên nhân khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị tróc da

da trẻ sơ sinh bị bong tróc

Bạn đang đi tìm câu trả lời cho các thắc mắc trẻ sơ sinh bị bong da là do đâu hay nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lột da là gì? Đừng bỏ lỡ những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được dưới đây.

Theo các chuyên gia nhi khoa, một số lý do khiến trẻ sơ sinh bị tróc da gồm:

1. Bệnh chàm làm cho trẻ sơ sinh bị tróc da

Vì sao trẻ sơ sinh bị lột da hay bé sơ sinh bị bong da là do đâu? Theo các chuyên gia nhi khoa, trong một số trường hợp, tình trạng da trẻ sơ sinh bong tróc có thể là do bị bệnh chàm. Chàm có thể gây ra trên da em bé các hiện tượng như vẩy, đỏ da, ngứa. Tình trạng này rất hiếm trong giai đoạn ngay sau khi sinh, nhưng có thể phát triển sau đó. Chàm ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng lại khiến bé yêu khó chịu. Do đó, bạn nên đưa bé đi khám, tham vấn ý kiến bác sĩ về việc điều trị căn bệnh này.

2. Trẻ sơ sinh da bị bong tróc do bệnh vảy cá

Trẻ sơ sinh bị bong da tay chân do đâu? Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc còn có thể đến từ một loại bệnh lạ là vảy cá. Bệnh này sẽ khiến da bé nổi vẩy, ngứa, bong ra. Để xác định được đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và dựa vào bệnh sử của gia đình. 

Tuy vẫn chưa có thuốc trị bệnh vảy cá nhưng việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm giảm tình trạng da khô và cải thiện làn da của bé.

3. Bố mẹ tắm quá lâu hoặc quá nhiều cho bé 

 Việc tắm quá lâu, có thể khiến các chất dầu tự nhiên trên da có xu hướng bị trôi đi và khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên dẫn đến da em bé sơ sinh bị khô bong tróc.

4. Trẻ sơ sinh bị tróc da đầu ngón tay do môi trường và các bệnh lý liên quan

da trẻ sơ sinh bong tróc

Da trẻ sơ sinh bong tróc do đâu, vì sao tay chân trẻ sơ sinh lột da hay nguyên nhân trẻ sơ sinh bị bong da tay chân là gì, có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, yếu tố môi trường khiến da đầu ngón tay trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị bong tróc thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do làn da của bé nhạy cảm nên việc bé tiếp xúc với các sản phẩm như sữa tắm, phấn rôm, quần áo giặt bằng xà phòng,… thậm chí là chất độc hại thì khả năng bị kích ứng da là rất cao có thể gây khô rát bong tróc da. Một số nguyên nhân khác như: tiếp xúc với chất tẩy rửa tồn dư trên bao tay – bao chân, sự thay đổi thời tiết, tác động tia cực tím có thể khiến da bé bị khô, bong tróc, thậm chí dẫn đến nứt nẻ da. Bên cạnh đó, thói quen mút ngón tay ở trẻ có thể dẫn đến tróc da đầu ngón tay hoặc lở loét da, đặc biệt là phần ngón cái.

Ngoài ra, một số các bệnh lý tự miễn như bệnh Kawasaki hay bệnh vảy nến có thể khiến da trẻ bị viêm, đỏ và bong tróc. Mặc dù các triệu chứng của bệnh xuất hiện phổ biến ở khuỷu tay và đầu gối, nhưng đôi khi vẫn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, kể cả đầu ngón tay.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị tróc da đầu ngón tay có thể bắt nguồn từ các bệnh lý truyền nhiễm như: nhiễm nấm Candida, bệnh sởi, bệnh bạch cầu đơn nhân…

5. Do ảnh hưởng của thời tiết hoặc nhiệt độ phòng

Vào mùa đông, nhiệt độ giảm thấp, độ ẩm không khí thấp, dễ làm mất cân bằng độ ẩm trên làn da và gây bong tróc, khô rát da. Ngoài ra, việc bé ở phòng lạnh với nhiệt độ thấp thường xuyên cũng là nguyên nhân gây khô da dẫn đến bong tróc. 

6. Do trẻ mất nước

Tình trạng khô da ở trẻ sơ sinh có thể do bé bú hoặc uống chưa đủ nhu cầu hằng ngày hoặc bé bị mất nước như đổ mồ hôi, bệnh lý như tiêu chảy kéo dài. 

Mách mẹ cách cải thiện tình trạng trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị tróc da

da trẻ sơ sinh bong tróc

Trẻ sơ sinh bị tróc da hay trẻ sơ sinh lột da phải làm sao? Dù bạn không cần quá lo ngại hiện tượng bong da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng da bé vẫn có thể bị nứt hoặc khô ở một số khu vực nhất định. Do đó, bạn vẫn nên cải thiện tình trạng này bằng cách:

  • Dùng máy tạo độ ẩm

Trẻ sơ sinh bị bong da phải làm sao? Các bậc cha mẹ hãy nghĩ đến việc dùng máy tạo độ ẩm cho không gian sinh hoạt của bé, nhất là các bé nằm phòng có gắn điều hòa.

Việc tạo thêm hơi ẩm vào trong không khí sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô và ngứa, từ đó giảm thiểu tình trạng bé bị tróc da.

  • Không mở điều hòa nhiệt độ quá thấp

Bé sơ sinh bị lột da phải làm sao? Không khí lạnh thường khá khô và có thể khiến da bị khô, dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tróc da ngày càng nặng hơn. Do đó bạn không nên chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp, nhiệt độ phòng lý tưởng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên nằm ở mức từ 26 – 28 độ C.

  • Không tắm nước quá nóng

Bé sơ sinh bị bong da, cha mẹ nên làm gì hay tắm cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị lột da toàn thân như thế nào? Theo các chuyên gia, về cơ bản, làn da non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm với nhiệt. Do đó, bố mẹ chỉ nên tắm cho con bằng nước ấm,  nhiệt độ lý tưởng là 37.7 độ C, bởi nhiệt độ cao sẽ càng khiến da của con mất đi độ ẩm cũng như lớp dầu tự nhiên, khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị tróc da nhiều hơn. Ngoài ra, ưu tiên sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ có độ pH chuẩn phù hợp với làn da trẻ, không dùng sữa tắm có độ kiềm mạnh vì sẽ làm da bé sơ sinh bị khô bong tróc nhiều hơn.

Bên cạnh việc dùng sữa tắm dịu nhẹ để tắm cho bé, cha mẹ đừng quên dùng kem dưỡng ẩm dầu massage dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngay sau khi bé vừa tắm xong nhé. Cũng cần lưu ý là việc tắm cho trẻ cần nhanh và vừa đủ, tránh tắm ở nơi có không khí lạnh và gió lùa. 

  • Tắm yến mạch để giảm tình trạng da trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bong tróc

da trẻ sơ sinh bong tróc

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bong da gây ngứa phải làm sao? Nghiên cứu cho thấy rằng bột yến mạch sẽ hỗ trợ làm giảm viêm và ngứa, có thể ngăn trẻ cọ xát hay cào lên vùng da bong tróc. Do đó, bạn có thể cho con tắm bột yến mạch nếu da trẻ bị bong tróc gây ngứa ngáy.

  • Cho bé bú mẹ đủ để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị lột da

Khi gặp tình trạng bong da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bên cạnh việc cấp ẩm cho da từ bên ngoài, bạn cũng nên bổ sung dịch lỏng cho bé thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc được cấp ẩm đầy đủ cũng là cách cải thiện tình trạng bong tróc da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiệu quả.

  • Lựa chọn quần áo, khăn trải giường cho bé sơ sinh bị lột da

Bé yêu của bạn bị bong da và bạn quan sát thấy những vùng da tiếp xúc nhiều với quần áo hay drap trải giường bị bong tróc dữ dội hơn? Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này? Câu trả lời là bạn hãy chú ý đến việc lựa chọn drap trải giường, quần áo và chất liệu quần áo, drap trải giường cho trẻ.

Lời khuyên là để giúp con yêu thoải mái hơn khi bé bị bong tróc da, bạn nên chọn lựa quần áo, chăn drap giường loại mề mịn không gây kích ứng da phù hợp với làn da non nớt của con. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý tránh để trẻ tiếp xúc hóa chất mạnh như xà phòng, nước hoa…

  • Thoa kem dưỡng ẩm

Trẻ sơ sinh bị khô da nên bôi gì? Khi trẻ sơ sinh bị khô da, bạn có thể sử dụng một số loại dưỡng ẩm cho da bé:

  • Kem dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh: Nên chọn loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu và chất tạo màu. Một số thương hiệu kem dưỡng ẩm phổ biến cho trẻ em bao gồm Cetaphil, CeraVe, Aveeno, và Eucerin.
  • Dầu dưỡng ẩm: Dầu dừa, dầu olive, và dầu jojoba là những lựa chọn tốt để dưỡng ẩm cho da bé. Tuy nhiên, bạn nên thử một lượng nhỏ dầu trên da bé trước khi sử dụng để đảm bảo bé không bị dị ứng.

Trên đây là những nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc và cách chăm sóc trẻ hỏ, trẻ sơ sinh bị bong tróc da. Hãy cố gắng tuân thủ những phương pháp được hướng dẫn ở trên để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Eczema (Atopic Dermatitis)

https://kidshealth.org/en/parents/eczema-atopic-dermatitis.html Ngày truy cập 28/4/2023

Eczema in Babies and Children

https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/skin/Pages/Eczema.aspx Ngày truy cập 28/4/2023

Dry skin https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dry-skin/diagnosis-treatment/drc-20353891 Ngày truy cập: 29/06/2021

Skin care for your baby https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2528704/ Ngày truy cập: 29/06/2021

Infant with Red, Peeling Rashes https://www.aafp.org/afp/2008/0401/p1015.html Ngày truy cập: 29/06/2021

Newborn Skin: Common Skin Problems https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5574071/ Ngày truy cập: 14/10/2021

Phiên bản hiện tại

20/03/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư

Nhi khoa · Bệnh Viện Sản Nhi Cà Mau


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 20/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo