backup og meta

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia theo từng độ tuổi

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia theo từng độ tuổi

Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng có gì đặc biệt mà được nhiều mẹ truyền tay nhau đến thế? Mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết dưới đây. 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi. 6 tháng đầu sau sinh, nguồn dinh dưỡng mà bé nhận được hoàn toàn từ sữa mẹ hay sữa công thức. Khi con bắt đầu đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, nhiều mẹ băn khoăn không biết làm thế nào để chọn loại thực phẩm phù hợp theo từng giai đoạn phát triển, lên thực đơn ăn dặm cho bé đúng cách. 

Thấu hiểu những băn khoăn của mẹ, Hello Bacsi gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm của Viện Dinh Dưỡng để chăm sóc con tốt hơn. 

1. Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng cho bé 6-8 tháng tuổi

6 tháng tuổi thường là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Trong giai đoạn này, dù dạ dày còn rất nhỏ nhưng sẽ phát triển rất nhanh. Do đó, nhằm đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên cho bé bú sữa thêm nhiều bữa hơn trong ngày hoặc tăng thời gian cho mỗi cữ bú mẹ và bổ sung những thực phẩm đặc vào khẩu phần ăn của con. 

Một mẹo nhỏ giúp mẹ tập cho bé ăn dặm đúng cách là hãy bắt đầu với 1 – 2 muỗng mỗi ngày để dạ dày của con dần thích ứng với thức ăn đặc, sau đó khoảng 1 – 2 tuần, mới bắt đầu tăng thêm lượng thức ăn cho con. Sau đây là gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của Viện Dinh dưỡng:

Bột đậu xanh và bí đỏ

  • 3 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 2 muỗng cà phê bột đậu xanh
  • Nghiền nát 4 miếng bí đỏ nhỏ
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

Bột tôm

  • 4 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 15 gram tôm luộc, bóc vỏ và băm nhuyễn
  • 2 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

Bột thịt

  • 4 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 10 gram thịt nạc luộc và băm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

Bột cá

  • 4 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 10 gram đã gỡ sạch xương và bóp nhuyễn
  • 2 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

Bột gan (gan gà, gan heo)

  • 4 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 10 gram gan băm nhuyễn
  • 2 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước.

Bột trứng

  • 4 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 1 lòng đỏ trúng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút
  • 2 muỗng cà phê rau xanh giã nhỏ
  • 1 chén nước.

2. Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi

thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng

Đây là giai đoạn bé có thể bắt đầu tiêu thụ thức ăn với nhiều nhóm thực phẩm khác nhau và gia tăng lượng tiêu thụ mỗi ngày. Hơn nữa, trong giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu đứng dậy và tập đứng vững, mẹ có thể bổ sung các nhóm thực phẩm bổ sung canxi để xương của bé chắc và cứng cáp hơn. 

Đối với những loại bột vẫn thường nấu trước đây, mẹ có gia tăng thêm khẩu phần ăn cho con một chút hoặc thử nấu những món mới bên dưới:

Bột đậu

  • 5 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 20 gram đậu rang chín và đâm nhuyễn, mịn
  • 2 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 1 chén nước

Bột đậu xanh và bí đỏ

  • 5 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 3 muỗng cà phê bột đậu xanh
  • Nghiền nát 4 miếng bí đỏ nhỏ
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

Bột cua

  • 5 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 30 gram thịt cua đồng
  • 2 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé

Bột tôm

  • 5 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 15 gram tôm luộc, bóc vỏ và băm nhuyễn
  • 2 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 1,5 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

Bột thịt

  • 5 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 3 muỗng cà phê thịt nạc
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

Bột cá

  • 5 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 3 muỗng cà phê cá lóc đã gỡ bỏ hết xương
  • 2 muỗng cà phê rau xanh giã nhỏ
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

Bột gan (gan gà, gan lợn)

  • 5 muỗng cà phê bột gạo tẻ
  • 3 muỗng cà phê gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát
  • 2 muỗng cà phê rau xanh giã nhỏ
  • 1 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • 1 chén nước

3. Thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng cho bé từ 1 – 2 tuổi

thực đơn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng

Đây là giai đoạn trẻ có thể ăn uống tương tự như người lớn với ba bữa một ngày và khẩu phần ăn tương đương ¼ khẩu phần ăn của người lớn. Trong giai đoạn này, mẹ nên bổ sung cho con nhiều loại trái cây, rau quả, các thực phẩm giàu protein và sữa ít béo để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra, khi bé bắt đầu cai sữa mẹ, cơ thể có thể bị giảm lượng sắt dự trữ. Khi đó, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Dưới đây là gợi ý một số loại cháu giúp mẹ thay đổi món cho con mỗi ngày nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng: 

Cháo đậu xanh hoặc đậu đen

  • 35 gram gạo
  • 4 muỗng cà phê đậu
  • 2 – 3 muỗng cà phê rau băm nhuyễn
  • 2 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • Nước vừa đủ

Cháo cá

  • 40 gram gạo
  • 25 gram cá luộc chín, đã gỡ sạch xương và bóp nhuyễn
  • 2 – 3 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 1,5  muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • Nước vừa đủ. 

Cháo tôm

  • 40 gram gạo
  • 25 gram tôm bóc vỏ và nghiền nhuyễn
  • 2 – 3 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 2  muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • Nước vừa đủ

Cháo thịt (thịt gà, thịt bò)

  • 50 gram gạo
  • 25 gram thịt gà và băm nhuyễn
  • 2 – 3 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 2  muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • Nước vừa đủ

Cháo lươn

  • 40 gram gạo
  • 25 gram lươn
  • 2 – 3 muỗng rau xanh băm nhuyễn
  • 1,5 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • Nước vừa đủ

Cháo đậu phộng

  • 50 gram gạo tẻ
  • 20 gram đậu phộng rang chín bỏ vỏ giã nhỏ
  • 3 muỗng cà phê rau xanh băm nhỏ
  • Nước vừa đủ

Cháo trứng

  • 40 gram gạo tẻ
  • 1 quả trứng gà
  • 2-3 muỗng cà phê rau xanh thái nhỏ
  • 2 muỗng cà phê dầu olive cho bé
  • Nước vừa đủ

Bên cạnh bổ sung cho con những món ăn dặm thơm ngon, mẹ có cho bé nước sau mỗi bữa ăn để bé quen dần với mùi vị nước lọc. Hy vọng, thực đơn dinh dưỡng trên đây sẽ giúp mẹ đỡ đau đầu hơn với câu hỏi “hôm nay nấu gì cho con ăn”.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Baby and toddler meal ideas https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/baby-and-toddler-meal-ideas/ Ngày truy cập: 12/06/2023

Feeding your baby: 6–12 months https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months Ngày truy cập: 12/06/2023

Healthy food for babies and toddlers: the five food groups https://raisingchildren.net.au/toddlers/nutrition-fitness/daily-food-guides/babies-toddlers-food-groups Ngày truy cập: 12/06/2023

Foods and Drinks for 6 to 24 Month Olds https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/index.html Ngày truy cập: 12/06/2023

Sample Menu for a Baby 8 to 12 Months Old https://www.healthychildren.org/english/ages-stages/baby/feeding-nutrition/pages/sample-one-day-menu-for-an-8-to-12-month-old.aspx Ngày truy cập 25/8/2021

Thực đơn ăn bổ sung (ăn dặm) cho trẻ http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/thuc-don-an-bo-sung-an-dam-cho-tre.html Ngày truy cập 25/8/2021

Phiên bản hiện tại

12/06/2023

Tác giả: Nhi Bui

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 12/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo