backup og meta

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng là tình trạng khá phổ biến và khiến nhiều mẹ lo lắng. Không biết khi con đi phân lỏng có sao không và cách khắc phục là gì?

Nếu mẹ chưa phân biệt được trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bình thường, khi nào là bất thường do tiêu chảy và cần đi khám thì hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết sau nhé!

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng là như thế nào?

1. Trẻ sơ sinh đi phân lỏng là bị gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng là tình trạng phân của bé lỏng và có nhiều nước hơn bình thường. Tuy nhiên, màu sắc và kết cấu phân của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vốn thường thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé. Do đó, cha mẹ nên hiểu rõ phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường để biết được khi nào trẻ đi phân lỏng là dấu hiệu bất thường [1], [2].

2. Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi mới chào đời, phân đầu tiên của trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Loại phân này có màu đen và thường không có mùi hôi vì bé chưa thật sự đi ị mà chỉ thải phân su như một cách làm sạch ruột [1].

Sau vài ngày được bú sữa mẹ thì trẻ sơ sinh đi phân lỏng màu vàng nhạt, có thể chảy nước và có hạt lợn cợn. Đôi khi phân trẻ sơ sinh cũng có màu xanh lá cây nhưng đây là điều hoàn toàn bình thường và không phải là dấu hiệu tiêu chảy [1]. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi ngoài hơn 6 lần mỗi ngày, cho đến khi được 2 tháng tuổi thì trẻ có thể đi tiêu sau mỗi lần bú [3].

Đối với trẻ bú sữa công thức thì phân của bé thường có màu vàng hoặc nâu và đặc sệt như bơ đậu phộng [4]. Trẻ đi ngoài khoảng 8 lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên và giảm dần xuống còn khoảng 4 lần mỗi ngày cho đến khi trẻ được 2 tháng tuổi [3]. Ngoài ra thì trẻ bú sữa công thức còn có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với trẻ bú sữa mẹ [1].

Nhìn chung, “thành phẩm” đi ngoài của bé thường đa dạng về màu sắc, kết cấu và thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Do đó, nếu mẹ gặp khó khăn trong việc xác định phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường thì có thể tham khảo thêm công cụ hỗ trợ Bách phân từ điển để giúp mẹ dễ dàng theo dõi sức khỏe tiêu hóa của con.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh đi phân lỏng do tiêu chảy

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng là do tiêu chảy.

Thực tế, trẻ sơ sinh đi phân lỏng là điều bình thường nên đôi khi rất khó để mẹ nhận biết trẻ có bị tiêu chảy hay không. Do đó, cách tốt nhất để nhận biết trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng bình thường hay trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng do tiêu chảy là bạn nên thường xuyên theo dõi số lần đi tiêu hàng ngày của bé [2]. Đồng thời, cha mẹ cũng cần chú ý thêm một số dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như:

  • Số lần trẻ sơ sinh đi phân lỏng một ngày nhiều hơn bình thường [1]
  • Bé sơ sinh đi phân lỏng có chất nhầy lẫn với máu hoặc thậm chí có mùi hôi, tanh thường là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị tiêu chảy [3]
  • Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh phân lỏng do tiêu chảy khác là sốt, bú kém hoặc bỏ bú [3]

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có sao không?

Nhìn chung, tình trạng bé sơ sinh đi phân lỏng thường không nghiêm trọng, có thể tự khỏi sau một, hai ngày và có thể tự xử lý tại nhà [5]. Chỉ khi trẻ đi ngoài trong một ngày quá nhiều, chẳng hạn như đi phân lỏng trên 10 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy nghiêm trọng [3]. 

Trường hợp trẻ sơ sinh đi phân lỏng kèm theo các dấu hiệu bất thường thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Ba mẹ nên đưa trẻ nhập viện để điều trị nếu con đi ngoài phân lỏng có kèm theo một trong những tình trạng sau [6]:

  • Sốt cao trên 38°C
  • Bú kém, bỏ bú
  • Nôn mửa
  • Có dấu hiệu bị mất nước nghiêm trọng sau khi đi ngoài
  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi dưới 3 tháng tuổi

Dù không phải lúc nào bé đi ngoài phân lỏng cũng là nguy hiểm nhưng ba mẹ vẫn không nên chủ quan. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần đưa bé đi khám khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ hoặc khi nghi ngờ bé mắc một vấn đề sức khỏe nào đó. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh đi phân lỏng màu vàng. Trong đó, có một số nguyên nhân là do bệnh lý và cần được cha mẹ đặc biệt chú ý. Dưới đây là các lý do phổ biến khiến trẻ sơ sinh đi phân lỏng:

  • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Đi ngoài phân lỏng là triệu chứng điển hình khi sức khỏe đường ruột của bé không ổn định. Nếu trẻ bú mẹ, nguyên nhân có thể là do sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn nhiều đồ cay nóng hoặc hút sữa không bảo quản đúng cách… Ngược lại, với các bé bú ngoài, nguyên nhân phổ biến nhất là con không hợp sữa, bị khó tiêu. Nguyên nhân đa phần là do công thức sữa ngoài thường bị gia nhiệt nhiều lần khiến đạm sữa bị biến tính, gây đông vón và không thể hấp thu qua thành ruột. Điều này cũng là tác nhân khiến con dễ bị rối loạn tiêu hóa, điển hình là việc đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy.
  • Bé bị nhiễm trùng đường ruột: Tình trạng đường ruột bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus có thể khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng, nôn mửa, tiêu chảy ra nước kéo dài từ 7-10 ngày [7].
  • Kém hấp thu, không dung nạp lactose: Nếu cơ thể bé không thể tiêu hóa được đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, bé có thể bị tiêu chảy và đau bụng. Hội chứng kém hấp thu cũng làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của bé. Nếu trẻ bị kém hấp thu, bé có thể bị tiêu chảy liên tục và khó tăng cân [3], [7].
  • Các bệnh đường ruột: Nếu trẻ mắc các bệnh đường ruột như bệnh viêm ruột (IBD), bệnh Celiac,… thì mẹ có thể thấy bé đi phân lỏng, tiêu chảy, thậm chí sụt cân, chậm phát triển [7].
  • Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn. Điều này gây ra mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và có thể dẫn đến tiêu chảy [7].

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà

Mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng tại nhà.

Nếu bé đi phân lỏng màu vàng chỉ bị sốt nhẹ và không có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy thì mẹ vẫn có thể chăm sóc con tại nhà theo những cách sau:

Bổ sung đủ chất lỏng cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng do tiêu chảy, mẹ nên tiếp tục cho bé bú mẹ và cho bú thường xuyên hơn để giúp trẻ có đủ chất lỏng cần thiết. Việc cho con bú mẹ cũng giúp tình trạng tiêu chảy đỡ hơn và bé phục hồi nhanh hơn [2], [7]. Không những vậy, sữa mẹ chứa đạm mềm nhỏ, tự nhiên nên rất phù hợp đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Đồng thời, mẹ cũng có thể cải thiện chế độ ăn khi cho con bú để đảm bảo chất lượng sữa, từ đó giúp con ít bị tiêu chảy hơn, tránh được tình trạng đi phân lỏng [8].

Đối với trẻ bú sữa ngoài hoặc vừa đổi sữa, đột nhiên đi phân lỏng, mẹ nên nghĩ đến khả năng là con đang “nhạy cảm” với đạm biến tính. Lúc này giải pháp tốt nhất là mẹ nên lưu ý và cân nhắc ưu tiên các công thức sữa như:

  • Sữa chỉ qua quy trình xử lý 1 lần nhiệt: Với quy trình này, công thức sữa sẽ được bảo toàn trên 90% phân tử đạm mềm, nhỏ, tự nhiên giúp bé dễ tiêu hóa, hấp thu, từ đó hạn chế rối loạn tiêu hóa và đi phân đều đẹp. 
  • Bổ sung thêm chất xơ GOS: Việc bổ sung chất xơ hay còn gọi là prebiotics sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là ổn định sức khỏe tiêu hóa khi con đang bị tiêu chảy. Qua đó, giúp bé giảm bớt tình trạng đi phân lỏng do nhiễm vi khuẩn, virus… ở đường ruột.
  • Ngoài ra, việc lựa chọn các nguồn sữa chất lượng đạt chuẩn NOVAS châu Âu cùng hương vị thanh nhạt tự nhiên sẽ giúp con quen vị, dễ chịu sữa và bú khỏe.

Một mẹo nhỏ cho mẹ khi đổi sữa cho con là nên chọn các sản phẩm dạng gói nhỏ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tiện lợi cho nhu cầu dùng thử ngắn ngày và dễ dàng mang theo.

Thay tã cho bé thường xuyên [2]

Trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần sẽ khiến bé khó chịu. Do đó, mẹ cần chú ý thay tã cho trẻ đi phân lỏng thường xuyên để mông trẻ luôn khô ráo và ngăn ngừa hăm tã.

Chú ý chế độ dinh dưỡng của mẹ

Theo khuyến cáo thì mẹ đang cho con bú không nên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm sống dễ nhiễm ký sinh trùng, thực phẩm đông lạnh, sữa bò… để hạn chế nguy cơ bé tiêu chảy sau khi bú mẹ [9]. Ngoài ra, mẹ cần chú ý thêm nếu thấy bé đi phân lỏng, tiêu chảy sau khi bạn ăn một thực phẩm cụ thể thì hãy tránh ăn món đó khoảng một tuần xem tình trạng của bé có hết không. Điều này giúp mẹ biết được mình có thể ăn gì và không nên ăn gì để con không tiêu chảy [10].

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ [7]

Mẹ có thể cho bé bị tiêu chảy dùng thêm dung dịch bù nước với hàm lượng điện giải phù hợp. Nếu bé bị tiêu chảy do kháng sinh, bệnh Celiac, bệnh viêm ruột (IBD)… thì mẹ cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc điều trị đặc hiệu.

Trên thực tế, trẻ sơ sinh đi phân lỏng là điều bình thường và kết cấu phân của bé sẽ thay đổi theo thời gian. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy thì hầu như đều ở mức độ nhẹ, có thể tự khỏi khi được mẹ chăm sóc chu đáo tại nhà. Điều quan trọng là mẹ cần đảm bảo cho trẻ bú thường xuyên để giúp con giữ nước và nhanh khỏe lại nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Poos and wees https://www.pregnancybirthbaby.org.au/nappies-poos-and-wees Truy cập ngày 20/08/2021

2. Diarrhea in infants https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000691.htm Truy cập ngày 20/08/2021

3. Diarrhea (0-12 Months) https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/diarrhea-0-12-months/ Truy cập ngày 20/08/2021

4. The Color of Baby Poop and What It Means https://health.clevelandclinic.org/the-color-of-baby-poop-and-what-it-means-infographic Truy cập ngày 12/09/2024

5. Diarrhea in Infants https://www.health.harvard.edu/decision_guide/diarrhea-in-infants-#:~:text=Most%20cases%20of%20diarrhea%20are,may%20require%20a%20doctor’s%20attention. Truy cập ngày 12/09/2024

6. Diarrhea in Babies https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/diapers-clothing/Pages/Diarrhea-in-Babies.aspx Truy cập ngày 20/08/2021

7. Diarrhoea in children https://www.healthdirect.gov.au/diarrhoea-in-children Ngày truy cập: 05/07/2023

8. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html#:~:text=As%20a%20group%2C%20breastfed%20infants,minerals%20that%20a%20newborn%20requires. Truy cập ngày 12/09/2024

9. Maternal food restrictions during breastfeeding https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5383635/#:~:text=Many%20mothers%20are%20told%20to,not%20usually%20make%20infants%20fussier. Truy cập ngày 12/09/2024

10. Diet for Breastfeeding Mothers https://www.chop.edu/centers-programs/breastfeeding-and-lactation-program/diet-breastfeeding-mothers Truy cập ngày 12/09/2024

Phiên bản hiện tại

18/09/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 18/09/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo