backup og meta

Mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh có như lời đồn?

Mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh có như lời đồn?

Trẻ sơ sinh thường hay bị bẹp đầu hoặc méo đầu và điều này có thể gây ảnh hưởng đến ngoại hình sau này của bé. Để khắc phục tình trạng này, ông bà ngày xưa thường truyền tai nhau mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh.

Vậy thực hư chuyện đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh thế nào? Nếu bạn đang tìm hiểu về các phương pháp chữa méo đầu cho con thì hãy cùng tìm hiểu với Hello Bacsi trong bài viết này nhé.

Trẻ sơ sinh bị méo đầu khi lớn có hết không?

Méo đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh bị méo đầu có sao không hay trẻ sơ sinh bị méo đầu lớn có hết không? Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng méo đầu không ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng não bộ của trẻ sơ sinh [1].

Hầu như, tình trạng méo đầu của trẻ sơ sinh không cần phải điều trị và sẽ tự khỏi khi lớn lên. Bởi vì, khi lớn hơn, trẻ sẽ dành nhiều thời gian cho việc nằm sấp hoặc ngồi hơn thay vì chỉ nằm ngửa như lúc còn bé. Điều này giúp giảm áp lực lên đầu và cải thiện được tình trạng méo đầu một cách đáng kể [2].

Các loại đầu méo trẻ sơ sinh có thể gặp phải

Đụng đầu vào tường chữa méo đầu có chính xác không? Trước khi tìm hiểu điều này, Hello Bacsi và bạn cần phân được đầu méo ở trẻ sơ sinh là như thế nào.

  • Đầu không đối xứng (Plagiocephaly): Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng cho hội chứng đầu phẳng chỉ bị dẹt ở hai bên.
  • Đầu ngắn và rộng (Brachycephaly): Đây là tình trạng đầu chỉ bị dẹt ở phía sau, trong khi hai bên vẫn giữ nguyên hình dạng bình thường. Dân gian thường gọi dạng đầu méo này là đầu cá trê. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thường hay bị méo đầu

mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu
Nguyên nhân khiến trẻ méo đầu và mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu có đúng không?

Trước khi tìm hiểu về mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh, Hello Bacsi và bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng méo đầu của trẻ sơ sinh. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể [3] [4] [5]:

  • Sinh non: Trẻ sinh non có hộp sọ mềm hơn nhiều so với trẻ sinh đủ tháng. Do đó, khả năng cử động cổ bị hạn chế khiến đầu trẻ không cử động qua lại được dẫn đến méo đầu.
  • Tư thế nằm: Trong giai đoạn mới chào đời, trẻ sơ sinh nằm ngửa nhiều nên khiến cho phần đầu phía sau bị bẹp. Trường hợp trẻ được đặt nằm nghiêng nhiều thì có thể bị méo một trong hai bên đầu. Tuy nhiên, tư thế cho trẻ nằm nghiêng là một tư thế không được khuyến khích vì có nguy cơ cao dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Gặp biến chứng trong tử cung: Tư thế sinh bất thường cũng có thể gây áp lực và thay đổi hình dạng hộp sọ hoặc xương sọ của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tình trạng thiếu nước ối cũng khiến thai nhi dễ bị chấn thương làm biến dạng hộp sọ. Trường mang thai đôi hoặc thai ba khiến tử cung bị chật chội dẫn đến đầu của trẻ bị ép vào thành tử cung hoặc ép sát vào nhau. 
  • Các vấn đề về cơ cổ: Trẻ sơ sinh có thể bị vẹo cổ khiến đầu bị xoắn theo một hướng do co cơ cổ [6]. Tình trạng này khiến đầu bị nghiêng về một hướng ngay cả khi ngủ làm tăng nguy cơ méo đầu.
  • Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em (Craniosynostosis): Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em là dị tật bẩm sinh khi một hoặc nhiều xương sọ dính liền với nhau. Dị tật này còn khiến một số xương đóng sớm, khiến hộp sọ phát triển thành hình dạng méo mó. Tuy nhiên, trường hợp này không thực sự được xem là chứng đầu méo vì đây là một dạng dị tật bẩm sinh [7].
  • Biến chứng khi dùng các kỹ thuật hỗ trợ sinh nở: Trong quá trình sinh nở, đôi khi các bác sĩ có thể phải dùng đến các dụng cụ hỗ trợ sinh nở như máy hút hoặc kẹp khi gặp biến chứng trong lúc chuyển dạ. Các phương pháp hỗ trợ sinh này có thể gây ảnh hưởng đến hộp sọ của em bé.Việc sử dụng các dụng cụ không đúng cách hoặc xảy ra các sai sót, biến chứng trong quá trình thực hiện đều có thể gây biến dạng đầu của trẻ sơ sinh [8].

Mẹo đụng đầu vào tường cho trẻ sơ sinh có hiệu quả không?

Đụng đầu vào tường là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh. Theo lời ông bà truyền lại, bố mẹ nên bế bé lên và thực hiện động tác “giả đò” húc đầu trẻ vào tường. Mẹo thực hiện là đụng đầu vào tường 7 cái với bé trai và 9 cái với bé gái. Làm như vậy thì sau này đầu bé sẽ dần hết méo.

Tuy nhiên, đây chỉ là một mẹo truyền miệng chưa được khoa học chứng minh. Do đó, mẹo đụng đầu vào tường này chỉ mang tính chất tham khảo vì không có độ tin cậy. 

Mẹo chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh theo khoa học

Như vậy đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh là một mẹo dân gian không có bằng chứng chính minh về tính hiệu quả. Do đó, nếu bạn muốn chữa méo đầu cho con thì có thể áp dụng các cách khoa học dưới đây nhé.

mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh
Ngoài mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh thì còn cách cải thiện nào khác không?
  • Bế em bé khi thức: Khi bé thức, bạn nên bế em bé ở tư thế thẳng đứng để giúp giảm áp lực lên đầu bé so với khi con nằm chơi trong nôi, xe đẩy, võng…
  • Thay đổi tư thế nằm: Bạn nên thường xuyên thay đổi vị trí nằm cho trẻ. Tránh đặt trẻ nằm một tư thế quá lâu để giúp nắn lại hình dạng của đầu.
  • Cho bé nằm sấp trên người bố mẹ: Việc bạn cho trẻ nằm sấp trên người của bố mẹ cũng giúp cải thiện chứng đầu méo, đồng thời tăng sự gần gũi với con.
  • Đội nón chỉnh đầu tròn cho trẻ: Nếu sau một thời gian bạn thay đổi tư thế nằm thường xuyên cho trẻ nhưng vẫn không cải thiện được chiếc đầu méo, hãy xem xét việc cho trẻ dùng nón chỉnh đầu tròn. Loại nón này tương tụ nhưu mũ bảo hiểm, được làm bằng lớp vỏ cứng bên ngoài và lớp đệm xốp mềm bên trong. Bạn nên cho trẻ đội nón chuyên dụng từ 2-3 giờ/ngày trong khoảng 3-6 tháng. Phương pháp này hiệu quả nhất khi bạn bắt đầu sử dụng cho khi trẻ được 5-6 tháng vì hộp sọ vẫn còn mềm nên dễ dàng nắn chỉnh lại hình dáng. Tuy nhiên, phương pháp này cần có thêm nhiều bằng chứng khoa học để khẳng định hiệu quả.
  • Điều trị một số bệnh lý tiềm ẩn: Nếu trẻ bị vẹo cổ thì cần phải được phẫu thuật và kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng méo đầu. Với trẻ sinh non, bạn cần phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn thời gian chữa méo đầu phù hợp với mỗi trẻ khác nhau.

Như vậy mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh chỉ là kinh nghiệm dân gian truyền lại thiếu độ tin cậy. Bạn chỉ có thể tham khảo và đừng quá tin tưởng vào mẹo này để tránh thất vọng. Tốt nhất, bạn nên áp dụng những phương pháp khoa học như cho trẻ thay đổi tư thế nằm, bế đứng, nằm sấp… để có hiệu quả hơn. Cha mẹ đừng quên tham gia vào cộng đồng Nuôi dạy con trên Hello Bacsi và cùng thảo luận về mẹo đụng đầu vào tường chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh để được chuyên gia giải đáp cụ thể hơn nhé. 

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Flat Head Syndrome (Positional Plagiocephaly)
https://kidshealth.org/en/parents/positional-plagiocephaly.html Truy cập ngày 16/07/2024
2. Plagiocephaly
https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/health-concerns/plagiocephaly Truy cập ngày 16/07/2024
3. Deformational Plagiocephaly
https://www.chop.edu/conditions-diseases/deformational-plagiocephaly Truy cập ngày 16/07/2024
4. Positional Plagiocephaly (Flattened Head)
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/positional-plagiocephaly-flattened-head Truy cập ngày 16/07/2024
5. Plagiocephaly
https://www.cincinnatichildrens.org/health/p/plagiocephaly Truy cập ngày 16/07/2024
6. Congenital Muscular Torticollis
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=congenital-muscular-torticollis-90-P02070 Truy cập ngày 16/07/2024
7. Flat Head Syndrome (Deformational Plagiocephaly)
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=flat-head-syndrome-deformational-plagiocephaly-90-P01834 Truy cập ngày 16/07/2024
8. When a Baby’s Head is Misshapen: Positional Skull Deformities
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/Cleft-Craniofacial/Pages/Positional-Skull-Deformities-and-Torticollis.aspx Truy cập ngày 16/07/2024
9. Baby Flat Head Syndrome (Plagiocephaly): Causes & Treatment
https://www.momjunction.com/articles/flat-head-syndrome_00457821/#types-of-flat-head-syndrome Truy cập ngày 16/07/2024
10. Baby’s head shape: Cause for concern?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20045964 Truy cập ngày 16/07/2024

Phiên bản hiện tại

31/07/2024

Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh · Ngày cập nhật: 31/07/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo