Bên cạnh đó, người chăm sóc người bị tăng nhãn áp cũng có thể có những lo lắng về mối quan hệ của mình với người bệnh. Do đó, điều quan trọng nhất là hai bạn cần chia sẻ thật cởi mở và chân thành về cảm xúc của mình. Chỉ có như vậy thì bạn và gia đình của bạn mới có thể thừa nhận những cảm xúc tiêu cực và cùng nhau vượt qua chúng.
Bằng cách coi việc mất thị lực là một vấn đề của gia đình, bạn sẽ giúp người bệnh cảm thấy được hỗ trợ khi họ điều chỉnh cuộc sống của mình.
6. Tìm một bác sĩ nhãn khoa có uy tín chuyên về bệnh tăng nhãn áp
Người bệnh sẽ cần đi khám mắt thường xuyên. Vì vậy hãy tìm một bác sĩ nhãn khoa mà họ cảm thấy thoải mái và tin tưởng.
Người chăm sóc người bị tăng nhãn áp cần đảm bảo người bệnh uống thuốc và được đưa đến thăm khám đầy đủ theo lời dặn của bác sĩ. Nếu phẫu thuật là bắt buộc, bạn sẽ cần có mặt trong các cuộc hẹn trước và sau phẫu thuật cũng như vào ngày làm thủ tục.

7. Yêu cầu được giúp đỡ
Đôi lúc, việc chăm sóc người bị tăng nhãn áp có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Do đó, hãy nhờ sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình và bạn bè để xoay vòng việc chăm sóc.
Chăm sóc người bị tăng nhãn áp là một công việc không hề đơn giản. Áp dụng những gợi ý trên sẽ giúp bạn và người bệnh cùng nhau vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất để tiếp tục cuộc sống tươi đẹp phía trước.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!