backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 26/09/2021

Trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Khi tiếp xúc với cát, mùn cưa, bụi, đất, bụi kim loại… cũng có thể khiến bạn gặp tình trạng trợt giác mạc (hay còn gọi là trầy xước giác mạc). Nếu không được điều trị kịp thời, trầy xước giác mạc có thể khiến bạn gặp bệnh viêm loét giác mạc, thậm chí là mù lòa. Nào chúng ta cùng tìm hiểu xước giác mạc bao lâu thì khỏi, cũng như những người bị xước giác mạc kiêng ăn gì trong bữa ăn của họ để mau hồi phục!

Định nghĩa trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Trợt giác mạc (trầy xước giác mạc) là gì? Rách giác mạc có sao không?

Trợt giác mạc hay còn gọi là trầy xước giác mạc hoặc biểu mô giác mạc bị trợt. Đây là vết trầy trên bề mặt giác mạc do dị vật gây ra. Giác mạc là lớp thủy dịch trong suốt nằm ngoài cùng của nhãn cầu, có vai trò như “tấm chắn” bảo vệ. Đồng thời kết hợp với thủy tinh thể và đồng tử tập trung ánh sáng từ hình ảnh truyền đến võng mạc bên trong nhãn cầu. Những dị vật như bụi, hạt cát, côn trùng nhỏ… có thể bay vào mắt và dính hoặc bám lại trên giác mạc. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.

Những ai thường mắc phải trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Trầy xước giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và trong bất kỳ hoạt động thường ngày như vận động, đi đường, sửa chữa hoặc thậm chí vô tình chạm mạnh tay vào giác mạc. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Những dấu hiệu và triệu chứng của trợt giác mạc (trầy xước giác mạc) là gì?

Hầu hết nếu xuất hiện dị vật ở giác mạc, mắt bạn có thể bị đỏ, đau và trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Thị lực có thể bị nhòe tạm thời. Nếu dị vật gây ra vết trầy ở giác mạc, bạn có thể cảm thấy:

  • Nóng ấm, kích ứng, đau, đỏ hoặc chảy nước mắt
  • Suy giảm thị lực
  • Các cơ xung quanh mắt co rút

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

trầy xước giác mạc ở trẻ em

Khi bị dị vật bám ở mắt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng những phương pháp xử lý tốt nhất.

  • Đối với trẻ em: hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu thị lực trẻ suy giảm, mắt trẻ đau hoặc đỏ hoặc chảy nước mắt.
  • Đối với người lớn: đến gặp bác sĩ nếu bạn không thể lấy dị vật ra khỏi mắt hoặc bạn cảm thấy mắt bị cộm dù đã lấy dị vật ra khỏi mắt, thị lực suy giảm hoặc mờ, mắt bị chảy máu.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng trợt giác mạc.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bình tĩnh sơ cứu chấn thương vùng mắt của con!

Nguyên nhân trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Nguyên nhân gây ra trợt giác mạc (trầy xước giác mạc) là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra trầy xước giác mạc. Dị vật bay hoặc bám vào mắt là nguyên nhân chính gây ra trợt giác mạc. Những dị vật nhỏ như bụi, hạt cát bám lâu ở mí mắt có thể gây ra vết trầy ở giác mạc khi bạn chớp mắt. Khói thuốc lá, đeo kính áp tròng trong thời gian dài, chà xát mắt hoặc mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra trợt giác mạc.

Nguy cơ mắc bệnh trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Khả năng bị trợt giác mạc hoặc dị vật bay vào mắt tăng cao nếu bạn:

  • Đeo kính áp tròng
  • Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi như xưởng gỗ, xưởng dệt may… mà không mang kính bảo hộ
  • Sống ở nơi nhiều cát hoặc bị ô nhiễm
  • Chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tác hại của việc đeo kính áp tròng quá lâu

Xước giác mạc có hồi phục được không?

xước giác mạc

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết xước, vị trí vết rách, nguyên nhân trầy xước viêm mạc… mới có thể xác định được thời gian hồi phục chính xác cho mắt. Sau đây là một số loại chấn thương xước giác mạc phổ biến:

  • Chấn thương bị rách giác mạc là một trong những tổn thương nghiêm trọng nhất của mắt. Vì thế, quá trình khâu giác mạc và điều trị tốn khá nhiều thời gian. Ngoài ra, việc xử lý rách giác mạc nếu không thành công thậm chí có thể dẫn đến hậu quả thị lực có thể mất vĩnh viễn. Nếu mắt của người bị trợt giác mạc vẫn còn bị đỏ dù vết rách giác mạc đã lành, thì đó có thể là do tổn thương viêm giác mạc mắt vẫn chưa hoàn toàn hết. 
  • Đối với chấn thương đụng dập khiến mắt và khu vực xung quanh mắt bị tổn thương như bầm mi mắt, hốc mắt, tụ máu, chảy máu trong mắt (xuất huyết kết mạc, pha lê thể, võng mạc,…); tổn thương mắt như thể thủy tinh, thần kinh thị… cần được can thiệp ngay bằng cách sử dụng băng che mắt lại để cầm máu. Sau đó, đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để nhận điều trị sớm nhất.
  • Còn đối với chấn thương xuyên thủng, tình trạng này thường có biểu hiện như: rách giác mạc, chảy máu nhiều. Vì vậy, trước hết cần phải cầm máu ngay bằng cách dùng kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol. Tra thuốc nhỏ mắt pomade kháng sinh, sau đó băng mắt lại, và đến ngay bệnh viện mắt để được điều trị vết thương kịp thời.

Điều trị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xước giác mạc nhỏ thuốc gì? Những phương pháp nào dùng để điều trị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Dựa trên tình trạng tổn thương mắt và loại dị vật, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị và xử lý phù hợp. Vậy xước giác mạc nhỏ thước gì? Thông thường, bác sĩ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ có thành phần steroid hoặc kháng viêm không steroid (NSAIDs) để giảm sưng, viêm và phòng ngừa sẹo giác mạc. Bạn có thể được chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt chống co thắt cơ để giảm đau và giảm kích ứng. Trong trường hợp dị vật trong mắt bị găm sâu, bạn có thể sẽ phải phẫu thuật.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách quan sát mắt bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt. Bạn có thể cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa màu nhuộm sinh học để nhỏ vào mắt, điều này giúp bác sĩ xem xét vết tổn thương ở giác mạc dễ dàng và chính xác hơn.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt khi bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến trợt giác mạc (trầy xước giác mạc)?

mỏi mắt khi làm việc quá lâu

Nếu bị trợt giác mạc, bạn nên duy trì các thói quen sinh hoạt dưới đây để quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn:

  • Dùng thuốc mỡ và thuốc nhỏ mắt đúng hướng dẫn, đồng thời uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Luôn nghỉ mắt sau khi làm việc quá lâu
  • Báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy mắt trở nên đau, kích ứng hơn hoặc tình trạng trợt giác mạc nặng thêm
  • Luôn đeo kính bảo hộ khi làm việc.

>>> Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn cách dùng thuốc mỡ tra mắt đúng cách

Xước giác mạc kiêng ăn gì?

Bên cạnh cách trị trợt giác mạc kể trên, người bị trầy xước giác mạc kiêng ăn gì để hồi phục mắt nhanh khỏi nhất? Xem ngay các chế độ dinh dưỡng sau sẽ giúp người bệnh mau khỏi đau mắt hiệu quả.

Thực tế, bệnh trợt giác mạc không cần thiết phải kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào. Tuy nhiên, vẫn có một số loại mà người bệnh cần khuyên nên hạn chế như: rượu, bia, thuốc lá. Tất cả đều góp phần gây hại cho sức khỏe đôi mắt của bạn, do đó bạn nên kiêng các loại chất này.

Bên cạnh đó, những người bị trợt giác mạc cũng nên kiêng các loại thực phẩm cay hay nóng như: gừng, tiêu, ớt để giảm viêm nhiễm cho mắt. Điều quan trọng nhất mà người bệnh cần lưu ý đó là ngoài việc đảm bảo chế độ ăn lành mạnh, người bị trầy xước giác mạc tạo cho mình thói quen sinh hoạt tốt cho mắt, giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục bệnh cho mắt.

Cách phòng tránh trầy xước giác mạc

  • Đeo kính bảo hộ khi bạn sử dụng máy cưa gỗ hoặc bình xịt cát nén hay chất liệu khác dễ bay trong không khí.
  • Cắt ngắn móng tay là cách giảm thiểu tình trạng trợt giác mạc.
  • Cắt tỉa những nhánh cây ở tầm thấp.
  • Vệ sinh kính áp tròng mỗi ngày và đeo vào mắt một cách cẩn thận.
  • Không đeo kính áp tròng khi ngủ qua đêm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 26/09/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo