Hiện tượng đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt có thể phòng ngừa. Thời gian phát bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên và cách điều trị.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Hiện tượng đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt có thể phòng ngừa. Thời gian phát bệnh tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên và cách điều trị.
Ngày nay, hiện tượng đau mắt đỏ tương đối phổ biến. Nó có thể kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào nguyên nhân và phương pháp điều trị. Trong hầu hết trường hợp, hiện tượng đau mắt đỏ sẽ chấm dứt trong vòng vài ngày hoặc lâu nhất là hai tuần.
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia chia hiện tượng đau mắt đỏ thành hai nhóm chính, bao gồm:
Các virus như adenovirus và herpes có khả năng gây nên hiện tượng đau mắt đỏ. Thông thường, loại bệnh này sẽ tự hết mà không cần điều trị trong 7–14 ngày.
Hiện tượng đau mắt đỏ có thể xảy ra từ việc nhiễm các loài khuẩn như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pneumonia. Bạn nên sử dụng thuốc kháng sinh để xử lý tình trạng nhiễm khuẩn càng sớm càng tốt. Nếu không, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh trong vòng 10 ngày, khiến bệnh trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Những triệu chứng như đỏ mắt hoặc chảy nước mắt liên tục báo hiệu bạn đang bị đau mắt đỏ. Các dấu hiệu này sẽ trở nặng trong vòng 3–7 ngày.
Thuốc kháng sinh có hiệu quả đối với trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra. Nếu hiện tượng đau mắt đỏ xuất hiện do virus hoặc yếu tố khác, kháng sinh sẽ không thể giúp ích nhiều trong trường hợp này.
Bạn có thể quan tâm: Thuốc kháng sinh và những điều bạn cần biết.
Bạn có thể bị nhiễm virus gây đau mắt đỏ khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, nếu để mắt tiếp xúc với nước đã nhiễm virus, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.
Trong khi đó, nếu bị đau mắt đỏ do vi khuẩn gây nên, bạn có khả năng nhiễm bệnh từ việc:
Điểm chung của hai loại hiện tượng đau mắt đỏ là chúng đều có khả năng lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, cả hai đều biểu hiện triệu chứng giống nhau, bao gồm:
Tuy vậy, bạn vẫn có thể phân biệt hai nhóm đau mắt đỏ bằng những dấu hiệu riêng, chẳng hạn như:
Các chuyên gia có thể chẩn đoán hiện tượng đau mắt đỏ xảy ra ở bạn là do virus hoặc vi khuẩn gây ra bằng cách lấy mẫu dịch tiết ra từ mắt đem đi xét nghiệm.
Bạn có thể muốn biết: Những dấu hiệu của bệnh về mắt bạn không được bỏ qua.
Trong hầu hết trường hợp, tình trạng đau mắt đỏ có thể được cải thiện mà không cần bất kỳ liệu pháp cụ thể nào trong vài ngày đến hai tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể điều trị những triệu chứng bằng cách:
(Lưu ý, bạn cần bỏ chai thuốc này đi ngay khi hết bệnh để tránh tình trạng tái nhiễm)
Đối với hiện tượng đau mắt đỏ nặng, các bác sĩ có thể sẽ kê toa thuốc, bao gồm các loại:
Để tránh trường hợp tái nhiễm, sau khi hiện tượng chấm dứt, bạn nên:
Đau mắt đỏ là một trong những vấn đề sức khỏe dễ truyền nhiễm nhất. Để phòng ngừa lây nhiễm, bạn nên:
Nếu bạn có hiện tượng đau mắt đỏ, hãy xin phép làm việc hoặc học tại nhà cho đến khi tình trạng kết thúc để tránh lây nhiễm cho người khác.
Các trường hợp đau mắt đỏ đa phần nhẹ, có thể tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần liệu pháp điều trị cụ thể, đồng thời không gây nên bất kỳ vấn đề sức khỏe lâu dài nào. Tuy nhiên, hiện tượng đau mắt đỏ có thể gây sưng giác mạc. Dù vậy, biến chứng này có thể được điều trị dễ dàng.
Bạn nên đến gặp các chuyên gia nhãn khoa để chẩn đoán và điều trị nếu như bắt gặp những dấu hiệu sau:
Ngoài ra, nếu hệ miễn dịch của bạn yếu do hệ lụy từ bệnh ung thư, HIV hay tác dụng phụ từ những loại thuốc đang dùng, bạn nên sắp xếp công việc để sớm đến gặp bác sĩ nhãn khoa.
Hiện tượng đau mắt đỏ là một dạng nhiễm trùng mắt phổ biến, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Phần lớn những ca đau mắt đỏ có thể tự động khỏi mà không cần sự can thiệp y tế.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nghiêm trọng có thể phải điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus. Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên và không dùng chung vật dụng cá nhân có thể ngăn ngừa sự lây lan của hiện tượng đau mắt đỏ.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!