backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bầu uống trà xanh được không? Uống trà xanh khi mang thai cần lưu ý gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 19/02/2024

    Bầu uống trà xanh được không? Uống trà xanh khi mang thai cần lưu ý gì?

    Phụ nữ mang thai thường được khuyên nên uống nhiều nước để đảm bảo cho sự hình thành và phát triển của thai nhi được tốt hơn. Bên cạnh nước lọc, trà xanh (chè xanh) cũng là thức uống được nhiều mẹ yêu thích. Thế nhưng, liệu bà bầu uống trà xanh được không? Uống trà xanh khi mang thai cần lưu ý gì?

    Từ ngàn xưa, trà xanh hay chè xanh đã được sử dụng như một loại thức uống mang lại nhiều ích lợi tuyệt vời về sức khỏe cho con người. Nhắc đến trà xanh, chúng ta có thể kể đến một vài công dụng giúp “nhận diện thương hiệu” của loại thức uống này như thanh nhiệt, chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

    Nhưng câu hỏi nhiều người thắc mắc rằng bà bầu uống trà xanh được không hoặc bà bầu uống nước chè xanh có tốt không hay có thể gây hoang mang cho mẹ. Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này nhé!

    Bầu uống trà được không? Uống trà xanh khi mang thai liệu có tốt?

    uống trà xanh khi mang thai

    Bầu uống trà được không là thắc mắc rất thường gặp, đặc biệt là việc uống trà xanh khi mang thai. Thực tế, các loại trà như trà xanh, trà đen, trà olong… được sản xuất từ lá của cây trà và đều chứa caffeine – một chất kích thích tự nhiên. Việc tiêu thụ một lượng nhỏ chất này trong thời mang thai vẫn được đánh giá là an toàn nhưng đây vẫn là chất cần được hạn chế.

    Do đó, các bà bầu trót yêu trà xanh băn khoăn không biết bà bầu uống nước chè xanh được không hay bầu uống trà xanh được không thì câu trả lời cho băn khoăn này là CÓ nhưng bà bầu uống trà xanh cần có chừng mực.

    có bầu uống nước lá chè xanh vẫn được nhưng tốt nhất bạn nên tránh dùng trong tam cá nguyệt thứ 1 hay 3 tháng đầu thai kỳ. Nguyên nhân là do trà xanh có tác dụng làm giảm nồng độ axit folic (hay folate) từ đó có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

    Còn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bà bầu uống trà xanh không nên vượt quá 2 tách mỗi ngày để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Một thông tin nhỏ nữa là bà bầu uống chè xanh có thể cản trở sự hấp thu sắt từ rau xanh.

    Lưu ý rằng trà xanh và trà thảo dược không hề giống nhau, trà xanh có chứa caffeine, chất này gây tăng nhịp tim của thai nhi cũng như làm cho lưu lượng máu đến thai giảm đi, hơn nữa caffeine còn gây mất nước cũng như làm giảm sự khát nước ở mẹ bầu.

    Theo thống kê, một tách trà có dung tích khoảng 236ml sẽ chứa khoảng 25 – 46 mg caffeine, trong khi một tách cà phê có dung tích tương đương chứa từ 95 – 200 mg caffeine. Do đó, các mẹ uống trà xanh khi mang thai nên chú ý điều này nhé.

    Một băn khoăn khác cũng hay gặp là bà bầu uống trà đá được không. Thực tế, mẹ bầu vẫn có thể uống trà đá giải nhiệt, tuy nhiên, mẹ cũng nên uống vừa phải, tránh uống quá nhiều. Nguyên nhân là bởi bên cạnh nguy cơ tiêu  thụ caffeine vượt mức cho phép khi uống trà đá quá nhiều thì việc uống nước đá lạnh còn khiến mẹ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes, gây ảnh hưởng đến dạ dày khiến mẹ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp…

    5 lợi ích của việc uống trà xanh khi mang thai

    lợi ích của uống Trà xanh khi mang thai

    Có bầu uống nước chè xanh vẫn được, không những vậy mẹ bầu nếu uống vừa phải, từ 1 – 2 tách trà xanh mỗi ngày còn nhận được những lợi ích như:

    1. Uống trà xanh khi mang thai giúp điều hòa huyết áp

    Bầu uống trà xanh vừa phải có thể giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng khi mang thai như tiền sản giật, thường gặp ở bà bầu bị cao huyết áp.

    2. Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

    Các căn bệnh chỉ mới nghe đến tên thôi cũng sợ như cao huyết áp, bệnh tim mạch hay ung thư sẽ không có nhiều cơ hội “gõ cửa” làm phiền sức khỏe của bạn nếu bạn đã có “những người bảo vệ” là chất chống oxy hóa đến từ trà xanh.

    3. Ổn định tâm trạng

    Các chất chống oxy hóa từ trà xanh rất hữu ích trong việc tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp chống lại sự thay đổi tâm trạng liên quan đến thai kỳ. Theo các nghiên cứu lâm sàng, trà xanh có thể tăng cường các tế bào T có nhiệm vụ điều tiết trong cơ thể chịu trách nhiệm giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nếu bà bầu uống nước chè xanh khi mang thai vừa phải có thể chống lại bệnh tật.

    4. Giảm các triệu chứng về tiêu hóa

    Khi mang thai, chắc hẳn bạn sẽ trải qua những điều khó chịu như chứng khó tiêu hay bệnh dạ dày. Nhưng bà bầu uống trà xanh sẽ không phải bận tâm đến điều đó vì loại thức uống này sẽ làm dịu các chứng khó chịu kể trên.

    5. Uống trà xanh khi mang thai tốt cho răng miệng

    Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bà bầu uống nước lá chè xanh có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và xương khớp. Phụ nữ mang thai có thể bị viêm nướu do nồng độ hormone thay đổi, trong khi đó, trà xanh cũng có công dụng làm dịu tình trạng này rất tốt.

    Rủi ro khi uống trà xanh khi mang thai quá nhiều

    Dù bà bầu uống trà xanh vẫn được cho là an toàn nhưng nếu uống nước chè xanh quá nhiều thì vẫn có thể gặp vài rủi ro nhất định.

    Một vài bất lợi của việc uống trà xanh nhiều khi mang thai như giảm hụt lượng folate (hay axit folic) rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tình trạng thiếu hụt folate có thể dẫn đến khiếm khuyết bẩm sinh của tủy sống được gọi là tật nứt đốt sống ở trẻ.

    Axit folic rất cần thiết cho cơ thể trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, do đó, mẹ bầu nên tránh uống trà xanh trong giai đoạn này. Vì vậy, tốt hơn hết bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hay bác sĩ phụ khoa nếu bạn muốn dùng trà xanh trong giai đoạn đầu mang thai hoặc dùng xuyên suốt thai kỳ.

    Việc mẹ bầu có thói quen uống trà xanh khi mang thai còn làm cản trở sự hấp thụ sắt của các tế bào máu. Sắt là yếu tố vô cùng quan trọng cho việc tạo ra huyết sắc tố. Thế nên mẹ bầu uống trà xanh có thể là một trong nguyên nhân của tình trạng thiếu máu khi mang thai.

    Bên cạnh đó, bà bầu uống trà xanh khi mang thai quá nhiều có thể dẫn đến việc hấp thụ caffein vượt mức cho phép. Caffeine có thể dễ dàng đi qua nhau thai và tiếp cận bé, trong khi lá gan chưa trưởng thành của bé không thể phân giải được. Do đó, bé sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ từ caffeine. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy trẻ sơ sinh tiếp xúc với quá nhiều caffein trong thời gian mang thai còn có nguy cơ cao sinh non hoặc thai nhẹ cân khi sinh. Việc tiêu thụ quá nhiều caffein khi mang thai còn làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.

    Mẹ bầu nên uống bao nhiêu trà xanh là đủ?

    Các mẹ bầu thường hay lo lắng bởi những lời đồn đoán đáng lo ngại về việc ăn hay uống loại thực phẩm nào đó một cách thường xuyên. Khi mang thai, tốt nhất là hạn chế tiêu thụ trà xanh và các loại đồ uống có chứa caffeine khác với lượng dưới 200mg mỗi ngày, có thể tạm ước tính là khoảng hai cốc trà xanh mỗi ngày.

    Ngoài trà xanh, hãy đảm bảo tổng lượng caffeine từ các loại thức ăn hay đồ uống như sô cô la, nước ngọt, cà phê hoặc nước tăng lực nên duy trì ở mức dưới 200mg mỗi ngày.

    Ngoài uống trà xanh khi mang thai, còn loại trà nào khác tốt không?

    uống trà xanh khi mang thai trà thảo mộc

    Nếu sợ hàm lượng caffeine có trong trà xanh ảnh hưởng đến thai nhi thì vẫn có lựa chọn thay thế cho bạn là trà thảo mộc. Loại trà này được làm từ lá, hạt, rễ hoặc vỏ cây của một số cây mang lại nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể mẹ bầu như hỗ trợ tiêu hóa tốt, giúp giảm lo âu và căng thẳng cũng như tình trạng ốm nghén.

    Các loại trà thảo dược như gừng và bạc hà sẽ giúp giảm triệu chứng ốm nghén, trong khi trà hoa cúc lại nổi tiếng với công dụng đảm bảo bạn có được một giấc ngủ ngon. Trà lá mâm xôi đỏ thúc đẩy các cơn co thắt chuyển dạ diễn ra tốt hơn.

    Một số loại trà thảo mộc các mẹ cần tránh như trà lá xô thơm do có chứa thujone là chất có liên quan đến tăng huyết áp và sảy thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh dùng trà mùi tây. Loại trà này cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.

    Do vậy, nếu có ý định sử dụng bất kỳ loại trà nào và công dụng có tốt đến đâu, mẹ bầu cũng nên thảo luận với bác sĩ trước dùng. Điều này giúp bạn tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí là có thể gây tổn hại đến sức khỏe của chính bạn và bé yêu.

    Trà xanh có giúp phụ nữ dễ mang thai hơn?

    Bàn chuyện bên lề một chút, có thể mọi người cũng sẽ thắc mắc điều này khi nghe câu hỏi uống trà xanh khi mang thai có an toàn hay không. Và câu trả lời cho những ai đang muốn có một thiên thần nhỏ cho riêng mình rằng trà xanh không chỉ ngon mà còn có nhiều dưỡng chất giúp tăng cường khả năng sinh sản. Những chất đó bao gồm:

    • Vitamin C: Hạn chế tác động của các chất oxy hóa với tế bào sinh sản, khống chế các gốc tự do trong cơ thể là lợi ích của vitamin C có trong trà xanh mang lại và nhờ đó khả năng thụ thai sẽ được cải thiện đáng kể hơn.
    • Chất chống oxy hóa: Cũng giống vitamin C, chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự phá hủy tế bào của các gốc tự do. Điều đó đóng vai trò tích cực cho cơ thể của bạn để chuẩn bị mang thai.
    • Khoáng chất: Một vài loại thiết yếu có thể kể đến như kẽm, mangan, crom và selen có trong trà xanh sẽ làm tăng khả năng sống của trứng ở nữ giới. Còn đối với nam giới, các khoáng chất này giúp tăng chất lượng tinh trùng cũng như khả năng vận động của chúng.

    Phụ nữ mang thai uống trà xanh đều có những lợi ích cũng như bất cập, điều tốt nhất vẫn là thận trọng cũng như lắng nghe cơ thể của mình nhiều hơn khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào trong lúc thai nghén các mẹ nhé.

    Có thể bạn quan tâm

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Trần Túy Phượng

    Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


    Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 19/02/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo