backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa cho dễ sinh?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa cho dễ sinh?

Càng về cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu càng nhận được nhiều lời khuyên nên làm gì cho dễ sinh. Trong đó, một mẹo sinh nhanh, sinh dễ mà các mẹ thường truyền tai nhau là mẹ bầu nên tăng cường ăn dứa vào những tháng cuối thai kỳ. Điều này có đúng không? Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa?

Bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin có cơ sở khoa học liên quan đến việc bà bầu ăn dứa trong thai kỳ. Những nội dung chính bao gồm:

  • Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa (thơm)?
  • Bà bầu 3 tháng cuối ăn dứa có dễ đẻ không?
  • Lợi ích khi ăn dứa ở tam cá nguyệt thứ 3
  • Bà bầu ăn dứa cần lưu ý gì?
  • Mời bạn tìm hiểu ngay sau đây!

    Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa?

    Bầu 3 tháng ăn thơm được không? Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa là an toàn?

    Nhiều người vẫn tin rằng bà bầu 3 tháng đầu ăn dứa có thể gây sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm bởi trong dứa có bromelain – một loại enzym có thể gây co thắt và làm mềm cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Vậy nên các mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ nhất rất dè dặt khi sử dụng thực phẩm này trong chế độ ăn. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bà bầu ăn dứa trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai.  

    Thực tế, lượng bromelain trong dứa rất ít và không thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Nếu bạn ăn từ 7 – 10 quả dứa/ tuần thì mới có nguy cơ co thắt tử cung. 

    Vậy tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa? Nếu ăn dứa với khẩu phần phù hợp, mẹ bầu vẫn có thể ăn dứa ngay từ những tháng đầu thai kỳ để tận hưởng lợi ích sức khỏe của thức quả này.
    Theo đó, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 1-2 khẩu phần mỗi tuần (mỗi khẩu phần tương đương khoảng 165g), loại bỏ sạch phần lõi trước khi ăn để đảm bảo an toàn vì đây là nơi mà lượng bromelain tập trung nhiều nhất.

    Tháng thứ mấy mẹ bầu nên ăn dứa

    Bà bầu 3 tháng cuối ăn dứa có dễ đẻ không?

    Bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa thì nhiều mẹ cũng thắc mắc bầu 3 tháng cuối ăn dứa có dễ đẻ không?

    Theo kinh nghiệm dân gian, dứa là một trong những thực phẩm giúp giục sinh tự nhiên. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho điều này. 

    Enzym bromelain trong quả dứa có thể giúp hỗ trợ co thắt tử cung, giúp tử cung giãn nở tốt hơn, làm mềm khung xương chậu để dễ sinh nở. Tuy nhiên, rất khó để thúc đẩy việc chuyển dạ ngay bằng cách ăn dứa bởi lượng enzym bromelain có trong một quả dứa là rất ít. Nếu muốn thúc đẩy chuyển dạ, bạn sẽ cần phải ăn từ 7 – 10 quả cùng lúc nhưng điều này thường không được bác sĩ khuyến khích vì khi đó, mẹ sẽ gặp phải các biến chứng như đau rát dạ dày, tiêu chảy, tăng đường huyết. 
    Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa để dễ sinh? Thay vì ăn quá nhiều dứa cùng một lúc để kích thích chuyển dạ, các chuyên gia sức khỏe sinh sản cho rằng mẹ bầu có thể làm một cách khác khả thi hơn là thêm dứa vào chế độ ăn khoảng từ tuần thứ 38 của thai kỳ. Dù vậy, nếu muốn yên tâm hơn thì cách tốt nhất là bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về khẩu phần dứa có thể ăn mỗi ngày trong 3 tháng cuối thai kỳ.  
    Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa
    Để quá trình sinh nở thuận lợi, mẹ bầu có thể thêm dứa vào chế độ ăn khoảng từ tuần thứ 38 của thai kỳ

    Bạn có thể quan tâm:

    Lợi ích của việc ăn dứa trong tam cá nguyệt thứ 3 

    Tháng thứ mấy mẹ bầu nên ăn dứa
    Bà bầu uống nước ép dứa tháng cuối cũng là cách làm giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn

    Ngoài việc hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng, ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối còn giúp: 

    • Tăng cường miễn dịch do dứa rất giàu vitamin C, dưỡng chất có tác dụng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tổn thương tế bào, hỗ trợ sản xuất collagen, một loại protein cấu trúc chịu trách nhiệm cho sự phát triển của da, xương, gân và sụn của em bé. 
    • Giúp xương chắc khỏe do dứa rất giàu mangan, dưỡng chất tốt cho sức khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương. 
    • Bổ sung vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B6. Vitamin B1 rất hữu ích cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh, tim. Vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu, giảm ốm nghén.  
    • Điều trị giãn tĩnh mạch khi mang thaiCác tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong dứa có tác dụng chống viêm, ngăn cản hiện tượng xơ hóa tĩnh mạch và giảm sự khó chịu. 

    Ngoài ra, bà bầu ăn dứa khi mang thai 3 tháng cuối còn giúp: 

    • Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở trẻ 
    • Điều hòa huyết áp 
    • Cải thiện tâm trạng… 

    Đọc đến đây, bạn đã hiểu rõ tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa và những lợi ích sức khỏe khi thêm dứa vào khẩu phần ăn tăng dinh dưỡng cho thai kỳ. Vậy khi ăn dứa mẹ bầu cần lưu ý những gì?

    Bạn có thể quan tâm:

    Lưu ý an toàn khi ăn dứa ở mẹ bầu

    Dù đã hiểu và áp dụng đúng tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

    • Không ăn quá nhiều dứa cùng một lúc, đặc biệt là khi bạn bị ợ nóng, mắc các bệnh dạ dày, tiêu hóa
    • Khi ăn, cần rửa sạch, gọt vỏ, loại bỏ hết mắt và phần lõi dứa để tránh ngộ độc.

    Bà bầu uống nước ép dứa tháng cuối cũng nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm rõ nguồn gốc. Tốt hơn hết là nên tự làm nước ép dứa tại nhà để yên tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Bạn có thể quan tâm:

    HelloBacsi hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa và những thông tin liên quan đến thực phẩm này đối với mẹ bầu.

    Chuyên mục Mang thai thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến sức khỏe thai kỳ ở cả mẹ và bé. Các bài viết được tham vấn bởi đội ngũ bác sĩ sản – phụ khoa cộng tác. Mời bạn ghé thăm chuyên mục để đọc thêm nhiều bài viết thú vị, chất lượng.

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

    ad iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo