Việc mẹ bầu uống rượu bia khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi cả về thể chất lẫn trí não. Đây gọi là hội chứng rượu bào thai – một tình trạng nghiêm trọng nhất trong nhóm các bệnh rối loạn phổ rượu thai nhi.
Việc mẹ bầu uống rượu bia khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi cả về thể chất lẫn trí não. Đây gọi là hội chứng rượu bào thai – một tình trạng nghiêm trọng nhất trong nhóm các bệnh rối loạn phổ rượu thai nhi.
Hội chứng rượu bào thai có thể xảy ra khi nồng độ cồn trong máu của người mẹ truyền sang con qua nhau thai. Do thai nhi không thể xử lý được cồn nên cồn sẽ tồn tại trong cơ thể trẻ rất lâu. Rượu bia có thể gây hại cho não và cơ thể khiến thai nhi không thể phát triển bình thường. Hội chứng rượu bào thai có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh ở trẻ. Vậy làm sao để nhận biết và điều trị tình trạng này? Cùng tìm hiểu về hội chứng này qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau đây.
Những trẻ mắc hội chứng rượu bào thai có thể có các triệu chứng và mức độ không giống nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm các khiếm khuyết về thể chất, trí tuệ, nhận thức cũng như các vấn đề về hoạt động và cách đối phó với cuộc sống hàng ngày.
Khiếm khuyết về thể chất
Tìm hiểu thêm Chu vi vòng đầu thai nhi: Chỉ số quan trọng ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé
Các vấn đề về não và hệ thần kinh trung ương
Các vấn đề về hành vi và xã hội
Nếu bạn đang mang thai và không thể tự cai rượu, hãy nhờ bác sĩ tìm cách giúp đỡ. Việc được chẩn đoán sớm có thể giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài đối với trẻ mắc hội chứng nghiện rượu ở thai. Bạn nên khám thai thường xuyên và kiểm tra kỹ càng để nhanh chóng phát hiện các bất thường của bé.
Ngoài ra, khi trẻ lớn nếu con có vấn đề về học tập và hành vi, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân cơ bản.
Tìm hiểu thêm Thử bỏ rượu trong 28 ngày và bạn sẽ thấy kết quả!
Hội chứng rượu bào thai xảy ra khi mẹ bầu uống các loại đồ uống có cồn trong thai kỳ. Một lý do khiến rượu bia gây nguy hiểm khi mang thai là nó được truyền qua đường máu đến thai nhi qua nhau thai. Cơ thể trẻ không thể chuyển hóa (phân hủy) rượu giống như cách mà cơ thể người lớn làm, do đó rượu sẽ lưu lại trong cơ thể trẻ khoảng thời gian dài hơn.
Rượu bia có thể cản trở sự phát triển bình thường của thai nhi, đặc biệt là não và hệ thần kinh trung ương, bằng cách:
Hiện tượng tổn thương do rượu bia có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Mặc dù 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng hình thành các cơ quan của trẻ, nhưng các cơ quan này vẫn tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ, đặc biệt là não và hệ thần kinh. Do đó, việc mẹ bầu uống rượu bia bất kỳ lúc nào trong thời mang thai sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao hơn bị hội chứng rượu bào thai.
Một số trẻ mắc hội chứng này có thể không có dấu hiệu bất thường nào khi mới sinh, nhưng theo thời gian có thể sẽ xuất hiện một hoặc nhiều vấn đề sau:
Thực tế, không có một phương pháp nào giúp chữa khỏi hội chứng này và triệu chứng sẽ ảnh hưởng trẻ suốt đời. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị sớm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và cải thiện sự phát triển của trẻ.
Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
Bố mẹ cũng cần học các thói quen và quy tắc khác nhau để giúp con thích ứng với các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Ngoài ra còn có một số “yếu tố bảo vệ” giúp giảm các tác động tiêu cực của hội chứng rượu bào thai đối với trẻ em. Những yếu tố này có thể bao gồm:
Việc mẹ bầu sử dụng rượu bia khi mang thai là được chứng minh nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh, các khiếm khuyết về phát triển và khả năng học tập ở trẻ. Hội chứng rượu bào thai (FAS) là một tình trạng có thể phòng ngừa được. Cách duy nhất để ngăn ngừa nó là mẹ bầu cần tránh dùng bất kỳ đồ uống có cồn nào trong thai kỳ.
Bạn cũng không nên uống rượu bia nếu có ý định mang thai hoặc có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai. Bởi kể từ khi quan hệ, có thể cần khoảng từ 4 – 6 tuần bạn mới biết mình mang thai.
Nếu bạn đã uống rượu trong khi mang thai, hãy nhanh chóng ngừng thói quen xấu này. Sự phát triển trí não của thai nhi diễn ra trong suốt thai kỳ, vì vậy việc mẹ bầu ngừng uống rượu càng sớm sẽ giảm thiểu rủi ro cho trẻ. Sau khi sinh, bạn vẫn nên tiếp tục chú ý đến thời điểm uống rượu nếu đang cho con bú. Bởi rượu bia có thể truyền qua sữa mẹ sang con.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!