- Mẹ bầu gặp phải tình trạng nhau tiền đạo hoặc mạch máu tiền đạo có nguy cơ gặp phải hiện tượng nhau bám màng cao hơn so với bình thường
- Các bà mẹ mang song thai có chung màng đệm cũng có nhiều nguy cơ
- Một số nghiên cứu cho thấy biến chứng này có thể phổ biến hơn đối với các trường hợp thai thụ tinh trong ống nghiệm
- Mang thai khi đã lớn tuổi có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này.
Dây rốn bám màng và những biến chứng có thể xảy ra?
Các biến chứng do dây rốn bám màng khá hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện, chúng bao gồm:
- Nén hoặc vỡ mạch máu cuống rốn: Tình trạng dây rốn bám màng khiến các mạch máu cuống rốn không được bảo vệ khiến chúng có nguy cơ bị nén hoặc vỡ cao hơn. Điều này đặc biệt dễ xuất hiện khi các mạch này nằm gần cổ tử cung.
- Mổ lấy thai: Trường hợp dây rốn bị vỡ trong khi chuyển dạ làm gia tăng nguy cơ, mẹ bầu cần phải mổ lấy thai khẩn cấp.
- Xuất huyết khi chuyển dạ: Nếu mắc phải tình trạng dây rốn bám màng, bạn có thể gặp phải vấn đề về xuất huyết khi chuyển dạ.
Dây rốn bám màng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

May mắn thay, mức độ ảnh hưởng của nguy cơ biến chứng thai kỳ này chỉ có thể làm tổn thương thai nhi ở mức rất thấp dù tình trạng dây rốn bất thường này làm tăng nguy cơ sinh non, chỉ số Apgar thấp và trẻ sơ sinh khi ra đời cần phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Trong các trường hợp mang thai đôi bị dây rốn bám màng, cả 2 thiên thần nhỏ đều có nguy cơ bị hạn chế tăng trưởng.
Mẹ bầu cần làm gì?
Nếu kiểm tra siêu âm cho thấy bạn bị dây rốn bám màng, mẹ bầu cần được siêu âm thường xuyên hơn nhằm theo dõi tình trạng của em bé và nhau thai để đảm bảo an toàn. Cụ thể là siêu âm khảo sát giải phẫu thai thật chi tiết, xem có nhau tiền đạo không, đánh giá tăng trưởng của thai.
Bên cạnh đó, bạn cần được đo tim thai thường xuyên hơn bắt đầu từ tuần 36, đo liên tục trong lúc sinh để phát hiện dấu hiệu chèn ép dây rốn và vỡ mạch máu tiền đạo.
Trong trường hợp các chỉ số đều ổn, các chuyên gia khuyến cáo nên để chuyển dạ tự nhiên đến 40 tuần và sinh thường qua ngả âm đạo. Bác sĩ sẽ chưa cần đến biện pháp giục sinh mặc dù mẹ bầu có thể sẽ lâm bồn vào trước tuần thứ 40 của thai kỳ. Không có bằng chứng cho thấy giục sinh hay mổ lấy thai sẽ hạn chế được nguy cơ và biến chứng.
Các biện pháp ngăn ngừa dây rốn bám màng
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp để ngăn ngừa dây rốn bám màng bởi chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây ra tình trạng này trong quá trình phát triển của thai nhi. Những điều mẹ bầu có thể làm là phát hiện càng sớm càng tốt thông qua việc khám thai định kỳ và siêu âm thai để theo dõi và đảm bảo sự an toàn của bé cho đến ngày sinh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!