Lưu ý, mẹ bầu cần đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh mới nên tiến hành cắt búi trĩ để cho các cơ ở hậu môn trở về trạng thái bình thường. Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá mức độ của búi trĩ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh. Dưới đây là một số cách trị trĩ cho bà bầu đơn giản có thể giúp giảm đau và ngứa, bớt cảm thấy khó chịu.
- Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm nhiều lần trong ngày. Bạn có thể sử dụng một chậu nhỏ đặt vừa trên bệ bồn cầu và cho vào đó một ít nước ấm để ngồi ngâm vùng mông.
- Chườm lạnh vùng hậu môn nhiều lần trong ngày. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm sưng và đau ở búi trĩ.
- Giữ hậu môn sạch sẽ, khô ráo. Hãy sử dụng khăn ẩm hoặc khăn lau cho em bé để làm sạch khu vực hậu môn sau khi đi đại tiện. Việc này giúp bạn cảm thấy bớt đau hơn so với dùng khăn giấy khô. Lưu ý, bạn nên thấm nhẹ (thay vì chùi mạnh) hậu môn cho khô ráo sau khi tắm hoặc đi vệ sinh vì môi trường ẩm ướt quá mức có thể khiến búi trĩ bị kích ứng.
- Sử dụng các thuốc bôi trĩ cho bà bầu. Một số thuốc bôi ngoài có thể được sử dụng cho bà bầu bị trĩ để giảm đau, ngứa quanh hậu môn. Tuy nhiên, trước khi muốn sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, bạn hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ sản khoa vì cơ thể khi mang thai rất nhạy cảm.
Vì sao bà bầu thường mắc bệnh trĩ?
Khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn dần và bắt đầu tạo áp lực lên xương chậu. Sự tăng trưởng này cũng gây áp lực lớn đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng, lâu dần tĩnh mạch bị giãn quá mức, sưng lên và gây đau.
Lượng hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ cũng có khả năng góp phần vào sự phát triển bệnh trĩ vì nó làm giãn thành tĩnh mạch, khiến chúng dễ bị sưng. Thể tích máu gia tăng khiến tĩnh mạch mở rộng cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ khi mang thai.
3 lý do phổ biến khác dẫn đến tình trạng bị trĩ khi mang thai là:
- Căng thẳng trong khi đi đại tiện
- Áp lực do tăng trọng lượng cơ thể khi mang thai
- Ngồi hoặc đứng lâu trong thời gian dài
Đặc biệt ở những mẹ bầu hay bị táo bón, bệnh trĩ rất dễ xuất hiện. Theo một công bố trên tạp chí BMJ Clinical Evidence, có đến 38% phụ nữ mang thai bị táo bón tại một số thời điểm trong thai kỳ. Một trong những nguyên nhân gây táo bón khi mang thai là do tử cung phát triển ép lên ruột. Các sản phẩm bổ sung sắt cũng có thể góp phần gây táo bón. Do đó, bạn nên cung cấp thêm sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày để hạn chế tác dụng phụ.
Thay đổi hormone trong thai kỳ cũng làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho táo bón dễ xảy ra.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!