backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Phụ nữ mang thai ăn tỏi được không? Mẹ cần biết gì về lợi ích và rủi ro?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Nguyên Thảo · Ngày cập nhật: 06/07/2022

    Phụ nữ mang thai ăn tỏi được không? Mẹ cần biết gì về lợi ích và rủi ro?

    Tỏi là một trong những loại gia vị rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ăn tỏi có ảnh hưởng đến thai nhi không?Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

    Trong một số món ăn như thịt lợn rán, rau muống xào tỏi, bánh mì bơ tỏi, tôm rim tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi…, tỏi góp phần làm cho món ăn dậy mùi thơm ngon, hấp dẫn. Với người bình thường, việc ăn tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường sức đề kháng, cung cấp chất dinh dưỡng (mangan, vitamin B1, B6, C, selen, chất xơ, canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt…) nhưng lại ít calorie, giảm huyết áp, giảm nguy cơ gây bệnh tim… Còn với mẹ bầu, việc ăn tỏi này có thật sự mang lại lợi ích?

    Có bầu ăn tỏi được không?

    Trong văn hóa ẩm thực ở các nước, mẹ bầu vẫn có thể ăn tỏi trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tỏi được xem là an toàn khi thai phụ chỉ ăn một lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu ăn hoặc sử dụng tỏi với lượng lớn (dùng tỏi để chữa bệnh) trong thời kỳ mang thai, điều này có thể không an toàn. Do đó, tốt nhất, bà bầu chỉ nên dùng tỏi như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày.

    Ăn tỏi trong thời gian mang thai có lợi gì?

    Bình thường, ăn tỏi đã tốt cho sức khỏe, còn khi mang thai, tỏi vẫn mang đến một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, để chắc chắn về độ an toàn, bạn có thể tham khảo thêm bác sĩ khám thai của mình. Dưới đây là một số lợi ích khi ăn tỏi dành cho thai phụ:

    1. Ngăn ngừa rụng tóc

    Tỏi có chứa một lượng lớn allicin là một hợp chất của lưu huỳnh. Chất này giúp ngăn ngừa rụng tóc và tóc thưa bằng cách thúc đẩy sự phát triển của tóc mới.

    2. Giảm huyết áp và cholesterol

    Chất allicin trong tỏi cũng là một cách tuyệt vời để giúp giảm mức cholesterol của cơ thể và giữ trong tầm kiểm soát. Hợp chất allicin giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

    Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu ăn hành tây được không? Lợi ích và tác hại nào cần lưu ý?

    3. Phòng chống ung thư

    Ăn tỏi thường xuyên có thể bảo vệ bạn chống lại một số loại bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột già.

    4. Hiệu quả chống lại cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng

    phụ nữ mang thai ăn tỏi được không

    Tỏi có thể giúp làm giảm các vi khuẩn có hại trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, tỏi có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khác nhau bao gồm cảm lạnh và cúm.

    5. Giúp điều trị nhiễm nấm âm đạo

    Tỏi có thể giúp điều trị nhiễm nấm âm đạo bao gồm nấm Candida mạn tính, hội chứng quá mẫn cảm với nấm men.

    Ăn tỏi giúp cải thiện sự mệt mỏi

    Mệt mỏi là tình trạng không thể tránh khỏi khi mang thai nên mẹ có thể ăn tỏi để cải thiện vấn đề này. Ngoài ra, ăn tỏi cũng hữu ích trong việc làm giảm chóng mặt và buồn nôn.

    Có thể bạn quan tâm: Bà bầu ăn cay khi mang thai: nên hay không nên?

    Tác dụng phụ tiềm ẩn

    Dù tỏi có lợi cho sức khỏe, nhưng trong một số trường hợp, tỏi có thể gây phản ứng tiêu cực. Dưới đây là một số trường hợp bạn nên cẩn thận khi ăn tỏi:

    • Ăn tỏi tươi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, hãy đi khám ngay nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu chảy máu âm đạo nào sau khi ăn.
    • Bạn cảm thấy không thoải mái trong dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn tỏi. Nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu lạ, bạn hãy đi khám ngay để có cách chữa trị kịp thời.
    • Nếu bị huyết áp thấp, bạn không nên dùng tỏi vì tỏi làm giảm huyết áp. Mặc dù huyết áp thấp có thể có lợi cho mẹ bị tiền sản giật nhưng một số trường hợp có thể gây rủi ro. Nếu huyết áp giảm mạnh khi mang thai, điều này có thể khiến mẹ bầu bị sốc và ngất xỉu.
    • Tỏi có đặc tính làm loãng máu tự nhiên. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể dẫn đến chảy máu không kiểm soát được trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở, dù là sinh thường hay sinh mổ. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn lượng tỏi có thể ăn để tránh biến chứng xảy ra.
    • Tỏi có thể phản ứng tiêu cực với một số loại thuốc chống đông máu như insulin, cyclosporine, coumadin và saquinavir.
    • Tỏi có thể làm tăng giải phóng insulin và giảm lượng đường trong máu.
    • Tỏi cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ iốt của một người và dẫn đến suy giáp.

    Tỏi là một loại thực phẩm kỳ diệu cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Nếu không ăn tỏi có chừng mực, tỏi có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi mang thai. Hơn nữa, nếu mẹ bầu tiêu thụ tỏi với lượng lớn, nguy cơ sảy thai có thể xảy ra. Vì vậy, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn tỏi trong thai kỳ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Nguyên Thảo · Ngày cập nhật: 06/07/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo