backup og meta

Lý giải nguyên nhân vì sao bà bầu không được rướn người

Lý giải nguyên nhân vì sao bà bầu không được rướn người

Câu hỏi vì sao bà bầu không được rướn người, nhón chân, với tay lên cao có rất nhiều cách giải thích như có thể khiến thai nhi bị dây rốn quấn cổ hay mẹ bầu dễ bị té ngã. Vậy, bạn đã biết cách giải thích nào đúng khoa học và đáng tin cho việc kiêng kỵ khi mang thai này chưa?

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên tránh những thói quen, hành động có thể gây nguy hiểm cho bản thân và em bé. Một trong những hành động kiêng kỵ khi mang thai là rướn người, nhón chân với tay lên cao. Vậy, vì sao bà bầu không được rướn người và hành động rướn người tiềm ẩn nguy cơ gì cho mẹ và bé?

Vì sao bà bầu không được rướn người, nhón chân, với tay lên cao? 

Theo dân gian, việc mẹ bầu với tay hay rướn người, nhón chân, với tay lên cao là việc cần kiêng kỵ khi mang thai. Nguyên do là bởi hành động này sẽ khiến em bé trong bụng bị dây rốn quấn cổ hay dân gian còn gọi là tràng hoa quấn cổ. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa lại cho rằng hiện tượng tràng hoa quấn cổ không liên quan đến việc mẹ bầu có thường xuyên rướn người, nhón chân, với tay lên cao hay không. Tình trạng thai nhi bị dây rốn có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai, thậm chí là ngay trong thời điểm mẹ bầu đau bụng chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ thường là do bé xoay chuyển tư thế trong bụng khiến dây rốn vô tình quấn vào cổ. Vậy nên, những bé hiếu động thường dễ gặp tình trạng này hơn. Ngoài ra, dây rốn có độ dài bất thường hoặc cấu trúc yếu cũng có thể là lý do khiến bé bị dây rốn quấn cổ.

Thực tế, quan điểm mẹ bầu hay rướn người, nhón chân, với tay lên cao sẽ khiến bé bị dây rốn quấn cổ chưa được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, thói quen rướn người hay nhón chân trong thai kỳ cũng có thể gây nguy hiểm vì sẽ khiến mẹ bầu dễ mất thăng bằng làm gia tăng nguy cơ té ngã hay dễ bị vật ở trên cao rơi trúng. Vậy nên, phụ nữ đang mang thai cần tránh rướn người, nhón chân, với tay lên cao để loại bỏ nguy cơ gây tai nạn cho cả mẹ và bé.

Rủi ro khi bà bầu rướn người, nhón chân, với tay lên cao 

vì sao bà bầu không được rướn người, nhón chân

Việc thực hiện tư thế rướn người, nhón chân, với tay lên cao khi lấy đồ trên cao đòi hỏi bạn vừa phải giữ thăng bằng trên các đầu ngón chân trong khi vừa với tay lên cao. Lúc này, trọng lượng cơ thể dồn vào các đầu ngón chân nên có thể khiến bạn mất thăng bằng và dễ té ngã, đặc biệt là khi cân nặng của mẹ bầu tăng lên nhiều trong thai kỳ và bụng bầu đã khá to. Ngoài ra, cơ vùng bụng cũng sẽ bị căng khi bạn kiễng chân và rướn người, với tay lên cao nên có thể khiến cả mẹ và bé khó chịu.

Bên cạnh đó, việc rướn người và với tay lấy đồ trên cao cũng có thể khiến các vật nặng ở trên rơi xuống gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Vậy nên, dù quan điểm dân gian phụ nữ mang thai rướn người, nhón chân, với tay lên cao khiến bé bị dây rốn quấn cổ chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng thì bạn cũng không nên thực hiện hành động này để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Một số tư thế kiêng kỵ khi mang thai 

vì sao bà bầu không được rướn người: tư thế cần tránh khi mang thai

Theo các chuyên gia sản khoa, không chỉ tư thế rướn người, nhón chân, với tay lên cao mới ảnh hưởng tới thai kỳ mà một số tư thế khác cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ. Mẹ bầu cần biết và tránh một số tư thế kiêng kỵ khi mang thai sau để không gây ảnh hưởng tới bản thân và em bé: 

  • Leo trèo: Bên cạnh thắc mắc vì sao bà bầu không được rướn người thì leo trèo cũng là hành động bạn cần cân nhắc. Điều này là vì mẹ bầu có thể mất thăng bằng, sẩy chân và té ngã khi trèo lên cao hay đứng lên thang, ghế. 
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu: Thói quen ngồi hoặc đứng trong một khoảng thời gian dài có thể khiến mạch máu bị chèn ép, ảnh hưởng đến sự tuần hoàn và dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch hay phù chân
  • Ngồi xổm: Việc bà bầu ngồi xổm sẽ tạo lực ép lên tử cung và ảnh hưởng xấu đến em bé. Vậy nên, mẹ bầu nên ngồi trên ghế có lưng tựa sao cho thoải mái nhất nhé. 
  • Nằm ngửa khi ngủ: Ở những tháng cuối thai kỳ khi bụng đã to, tư thế nằm ngửa sẽ tạo sức ép lên các mạch máu đặc biệt tĩnh mạch chủ dưới, cột sống… và làm giảm lượng máu nuôi dưỡng em bé. Vì thế, bạn hãy tránh nằm ngửa và đổi dần sang tư thế nằm nghiêng bên trái vì đây là tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu. Ngoài ra, để hỗ trợ tư thế nằm ngủ nghiêng thuận lợi, các mẹ bầu có thể sử dụng gối chữ U để có giấc ngủ ngon. 
  • Gập người: Hành động gập người, khom lưng sẽ chèn ép cột sống và khiến tình trạng đau lưng khi mang thai có xu hướng nặng hơn. 
  • Hoạt động mạnh: Nếu thực hiện nhiều hoạt động với cường độ mạnh, mẹ bầu không chỉ mệt mỏi mà còn làm tăng các biến chứng thai kỳ chẳng hạn như gia tăng nguy cơ sinh non.
  • Mang vác đồ vật nặng: Tương tự như khi hoạt động mạnh, việc mang vác đồ vật quá nặng sẽ khiến phụ nữ mang thai bị đau lưng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nguy cơ sinh non. Đây là điều kiêng kỵ trong thai kỳ mà bạn cần chú ý.

Hello Bacsi hy vọng rằng qua những thông tin được tổng hợp trong bài, các mẹ bầu đã biết rõ nguyên nhân vì sao bà bầu không được rướn người, nhón chân khi mang thai cùng những tư thế nguy hiểm cần tránh khác.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Activities to Avoid During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/activities-to-avoid-during-pregnancy/ Ngày truy cập 14/01/2024

Physical Job Demands– Reproductive Health

https://www.cdc.gov/niosh/topics/repro/physicaldemands.html Ngày truy cập 14/01/2024

The Facts About Common Pregnancy Claims

https://www.verywellfamily.com/facts-about-common-pregnancy-claims-2759267 Ngày truy cập 14/01/2024

WHY WE SHOULDN’T LIFT YOUR ARMS ABOVE YOUR HEAD DURING PREGNANCY- MYTH?!?!!

https://mummactiv.com/blogs/news/why-we-shouldn-t-lift-your-arms-above-your-head-during-pregnancy-myth  Ngày truy cập 14/01/2024

Overhead Movements during Pregnancy. Are they safe?

https://drlaurenkeller.com/blog/2019/4/16/overhead-movements-during-pregnancy-are-they-safe Ngày truy cập 14/01/2024

Phiên bản hiện tại

19/01/2024

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

[Giải đáp]: Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Tại sao cần kiêng?

Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 liệu có ảnh hưởng đến bé?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 19/01/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo