backup og meta

[Giải đáp]: Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Tại sao cần kiêng?

[Giải đáp]: Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Tại sao cần kiêng?

“Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không” hay “có bầu có nên đi thăm bà đẻ không” là chủ đề rất được quan tâm trên cộng đồng mang thai và nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ chị em bầu bí. 

Có bầu thì không nên đi thăm bà đẻ là một trong những quan niệm dân gian mà ông bà xưa thường truyền tai nhau, vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Vậy quan niệm này có khoa học hay không? Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không hay bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thực hư qua bài viết bên dưới nhé. 

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Có không ít mẹ bầu băn khoăn về việc có bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Tại sao bà bà bầu nên kiêng đi thăm bà đẻ? Hello Bacsi đã tổng hợp thông tin và mang đến cho bạn câu trả lời cụ thể như sau:

1. Theo quan niệm dân gian? 

Theo kinh nghiệm dân gian là bà bầu không nên đi thăm bà đẻ, nhất là khi bà đẻ chưa tròn tháng hoặc mẹ sinh non. Ngọn nguồn của những kinh nghiệm này đến từ những quan niệm như: 

  • Trẻ chậm lớn khó nuôi: Việc mẹ bầu đi thăm bà đẻ mới sinh thì bé mới sinh cùng bé trong bụng sẽ ganh tị và “đấu đá” lẫn nhau. Chính điều này có thể khiến em bé chưa chào đời bị “át vía”, sau này sinh ra sẽ chậm lớn, khó nuôi.
  • Làm ăn kinh doanh khó khăn: Theo quan nhiệm dân gian, việc đi thăm bà đẻ chưa tròn tháng sẽ khiến cả tháng đó toàn gặp chuyện không may, đặc biệt trong chuyện kinh doanh. 
  • Sảy thai hay sinh non: Một quan niệm tâm linh về việc bà bầu nên kiêng thăm bà đẻ là em bé trong bụng có thể bị ảnh hưởng, các bé sẽ “rủ nhau ra ngoài”, dẫn đến sinh sớm hoặc tăng nguy cơ sẩy thai hay sinh non. 

Từ những lý giải trên cho thấy, ông bà ta kiêng kỵ việc bà bầu đi thăm bà đẻ đều xuất phát từ tình yêu thương con cháu, sợ con cháu gặp điều không hay. Tuy nhiên, xét trên phương diện khoa học, quan niệm này có đúng không? Hãy cùng theo dõi ở phần tiếp theo trong bài viết sau của Hello Bacsi nhé. 

2. Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Giải đáp dưới góc nhìn khoa học 

 bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không

Ngược lại với quan niệm dân gian ở trên, các nhà khoa học cho rằng: “không có cơ sở lý luận nào về việc bà bầu đi thăm bà đẻ sẽ dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc em bé khó nuôi cả”. Các trường hợp bà bầu sau khi đi thăm bà đẻ rồi gặp chuyện không may trong thai kỳ chỉ là trùng hợp và nguyên nhân thực sự dẫn đến các sự việc đau lòng này thường đến từ các vấn đề bất lợi của thai kỳ, ví dụ như: 

  • Bà bầu mắc bệnh trong thời gian thai kỳ như bệnh tim, bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh lupus ban đỏ
  • Bà bầu có nguy cơ biến chứng thai kỳ như nhau bong non, nhau tiền đạo, tiền sản giật hoặc các vấn đề về tử cung 
  • Trong quá trình mang thai, bà bầu thường xuyên bị căng thẳng và có chế độ dinh dưỡng, vận động thể chất chưa phù hợp
  • Bà bầu lạm dụng chất gây nghiện như ma túy hoặc rượu
  • Bà bầu từng tiếp xúc với ca bệnh nhiễm trùng TORCH (hay hội chứng TORCH) – Một nhóm bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến em bé đang phát triển (thai nhi) hoặc trẻ sơ sinh. 

Do đó, câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không” là bạn hoàn toàn có thể đi thăm bà đẻ. Bà bầu có thể thoải mái đến thăm mẹ sau sinh mà không cần quá băn khoăn về việc đi thăm đẻ sẽ ảnh hưởng đến bản thân và thai nhi miễn là mẹ mới sinh không có khuyến cáo tránh/hạn chế việc thăm nom sau sinh. 

Bà bầu đi thăm bà đẻ: Cần lưu ý những gì? 

 bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không

Mặc dù, bà bầu có thể đi thăm bà đẻ, nhưng ông bà ta có câu “có kiêng có lành” nên trước khi đến thăm, bà bầu nhớ lưu ý một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con cùng mẹ bỉm mới sinh và em bé sơ sinh tốt hơn. Cụ thể:

  • Bệnh viện là nơi tập hợp rất nhiều mầm bệnh tiềm ẩn và bà đẻ sau sinh cũng cần thời gian để hồi phục sức khỏe, nên bà bầu hãy đợi một vài ngày để bà đẻ được nghỉ ngơi dưỡng sức và xuất viện về nhà rồi mới ghé thăm. 
  • Cả bà bầu lẫn bà đẻ đều có sức đề kháng yếu hơn bình thường, do đó, hãy đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay chân trước khi vào phòng em bé và đi thăm bà đẻ nếu đang mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường dễ lây nhiễm như cúm, cảm lạnh, sốt phát ban… 
  • Không tùy tiện bế em bé nếu không ngồi trên ghế hay giường thật chắc chắc, bởi bạn đang mang thai (nhất là khi thai to), trọng tâm cơ thể không được chắc chắn và đi đứng cũng khó khăn đôi chút, nên việc bế em bé khi đứng hoặc ngồi không vững sẽ không an toàn. 
  • Răng miệng tích tụ khá nhiều vi khuẩn, vi rút và phần lớn những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp đều xuất phát từ đây nên việc hôn em bé mới sinh sẽ tăng nguy cơ lây truyền các bệnh lý như thủy đậu, cảm cúm, nghẹt mũi, tiêu chảy… Thế nên, khi đến thăm bà đẻ, dù có yêu quý em bé mới sinh đến mấy, bà bầu cũng không nên hôn em bé. 
  • Nếu mẹ bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ thì không nên đến thăm, nhất là khi bà đẻ ở xa vì việc di chuyển vất vả có thể tăng nguy cơ bị động thai. Thay vào đó, bạn hãy dùng các công cụ như Facetime, Zalo… để gọi trực tuyến hỏi thăm. 

Tóm lại, qua bài viết trên, bạn đã rõ đáp án cho câu hỏi “bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?” hay “đang có bầu có nên đi thăm bà đẻ không”. Thực tế, quan niệm bà bầu kiêng đi thăm đẻ là việc làm không khoa học, do đó, dù đang mang thai thì bạn vẫn có thể thoải mái đến thăm người thân, bạn bè vừa mới sinh. Tuy nhiên, bà bầu nhớ tuân thủ một vài lưu ý được nêu ở trên để giữ an toàn cho cả hai mẹ, em bé trong bụng và em bé mới sinh nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Premature Birth https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21479-premature-birth Ngày truy cập 10/01/2024

Miscarriage https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9688-miscarriage  Ngày truy cập 10/01/2024

POSTNATAL CARE OF THE MOTHER AND NEWBORN

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK304191/ Ngày truy cập 10/01/2024

TORCH Infections

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23322-torch-syndrome Ngày truy cập 10/01/2024

WOMEN SHOULD REST FOR A MONTH AFTER CHILDBIRTH—MYTH OR FACT?

https://healthcare.utah.edu/the-scope/health-library/all/2018/05/women-should-rest-month-after-childbirth-myth-or-fact Ngày truy cập 10/01/2024

Phiên bản hiện tại

11/01/2024

Tác giả: Nhi Bui

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Mẹ bầu 3 tháng đầu có được cắt móng tay không? Những điều cần lưu ý

Ở cữ đúng cách với 10 điều kiêng cữ sau sinh để mẹ nhanh khỏe đẹp trở lại


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 11/01/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo