backup og meta

Mẹ lỡ uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần có sao không?

Mẹ lỡ uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần có sao không?

Lỡ uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần có sao không hay dùng kháng sinh khi mang thai thế nào cho an toàn… là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu. Đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để cập nhật kiến thức về vấn đề này!

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch thay đổi trong quá trình mang thai và sinh con. Tình trạng nhiễm trùng có thể tiến triển trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến thai nhi nếu không được điều trị thích hợp. Vì vậy, các bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và tác hại khi điều trị bằng kháng sinh ở phụ nữ mang thai. Trong đó ở mỗi giai đoạn thai kỳ là mỗi khác đặc biệt nên việc uống kháng sinh trong tháng đầu mang thai hay trong tam cá nguyệt thứ nhất nhận được rất nhiều sự quan tâm. 

Mang thai 1 tuần chính xác là khi nào?

Câu hỏi này nghe có vẻ dư thừa đúng không nhưng thực tế, hầu hết phụ nữ khi được xác định có thai đã bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ. Chính xác mà nói, thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất của bạn. Lúc này vẫn chưa có em bé nào hình thành mà trứng, tử cung của bạn đang bận rộn “làm tổ” sẵn sàng cho một bé con trú ngụ trong gần 40 tuần sắp tới. 

Đồng thời, hormon GH được tiết ra cùng với progesterone, là những hormon có trách nhiệm hỗ trợ dưỡng thai. Và chính hormon GH – chỉ tiết ra khi mang thai, có mặt trong nước tiểu phụ nữ, là chất chỉ điểm cho bạn khi thử thai bằng que thử tại nhà. Do đó, các chị em phụ nữ thường được xác nhận mang thai khi đang bước sang tuần thứ 5 hay thứ 6 của thai kỳ.  

Ở thời điểm này, nhiều người tự hiểu rằng em bé mới được 1 tuần tuổi. Thế nhưng thực tế, thai đã bước vào giai đoạn hình thành, phát triển các cơ quan quan trọng như não và cột sống. Do đó, việc phải uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần luôn được cân nhắc, tránh gây tác hại đến thai nhi trong giai đoạn này. 

Uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần có sao không?

uống thuốc kháng sinh khi có thai 1 tuần

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên mẹ bầu nên nắm thông tin về các loại thuốc kháng sinh nên tránh hoàn toàn khi mang thai. Nếu phải dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng thì những thuốc kháng sinh nào được xem là lựa chọn an toàn cho cả mẹ và bé?

1. Một số loại kháng sinh chống chỉ định cho phụ nữ có thai

Nhóm tetracycline ảnh hưởng đến xương và răng

Là một nhóm kháng sinh phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột như tả, kiết ly, E.coli… Tuy nhiên, khi dùng thuốc này ở phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ làm hỏng men răng, suy yếu, ố vàng răng và cả xương dài của trẻ, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. 

Nhóm aminoglycosid gây ảnh hưởng thính lực 

Nhóm aminoglycosid là nhóm kháng sinh bao gồm các thuốc như streptomycin, tobramycin… đã được chứng minh gây độc trên thận và tai ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Khi mang thai 1 tuần hay đang có ý định mang thai các mẹ bầu đều không nên uống thuốc kháng sinh nhóm này vì có thể gây tác hại cho trẻ mà nặng nề nhất là gây điếc vĩnh viễn. 

Nhóm quinolon ảnh hưởng đến sụn xương 

Nhóm quinolon với các loại kháng sinh thế hệ fluoroquinolon như ciprofloxacin cho hiệu quả điều trị tốt trên nhiễm trùng đường tiểu – nhiễm trùng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, loại kháng sinh này lại có nguy cơ gây hại cho sự phát triển xương sụn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ tổn thương dây thần kinh và khớp ở phụ nữ mang thai. 

Theo trang Healthline, một nghiên cứu vào năm 2007 cũng chỉ ra rằng các fluoroquinolon có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. 

Nhóm sulfonamid – trimethoprim 

Nhóm sulfonamid được sử dụng rộng rãi trong điều trị các nhiễm khuẩn thông thường trên tiết niệu, hô hấp và da. Trong đó, nhóm sulfonamid không được dùng trên phụ nữ có thai với nguy cơ gây vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do mẹ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai. Đồng thời nhóm kháng sinh này có khả năng kháng folate, được nghi ngờ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ như dị tật ống thần kinh, hở hàm ếch, bàn chân khoèo.

Axit folic (vitamin B9) cũng được khuyên dùng cho phụ nữ ở giai đoạn chuẩn bị mang thai để hạn chế nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Và không nên uống các kháng sinh nhóm sulfonamid trong những tháng đầu mang thai.

2. Uống kháng sinh khi mang thai 1 tuần an toàn và hiệu quả

uống thuốc kháng sinh khi có thai 1 tuần

Vậy câu hỏi đặt ra là mẹ bầu nên uống kháng sinh nào khi đang mang thai 1 tuần? Tùy vào tình trạng nhiễm trùng, vị trí và sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định những kháng sinh được xem là an toàn với phụ nữ có thai dưới đây: 

  • Nhóm Penicillin bao gồm: amoxicillin và ampicillin
  • Nhóm Cephalosporin bao gồm: cefaclor và cephalexin 
  • Clindamycin: được sử dụng trong trường hợp dị ứng với penicillin. 
  • Nhóm macrolid bao gồm: azithromycin, erythromycin. 

3. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gì? 

Không chỉ gây tác hại đến thai nhi, các mẹ bầu cũng có thể chịu nhiều tác dụng phụ của kháng sinh như: 

  • Trên đường tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ăn mất ngon
  • Phản ứng dị ứng: mẩn ngứa, phát ban, ho khan, thở khò khè hay khó thở
  • Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng kháng sinh nghiêm trọng nhất. Dấu hiệu nhận biết bao gồm: đau, căng cứng cổ họng, khó thở và có thể gây tử vong, bạn cần được đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. 

Do đó, khi các mẹ bầu mang thai 1 tuần uống thuốc kháng sinh ngoài việc cân nhắc lợi ích và tác hại trên thai nhi, các bác sĩ cũng luôn nhắc nhở mẹ bầu cần quan sát sức khỏe hay các dấu hiệu bất thường để kịp thời xử trí.

4. Lỡ uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần có sao không?

Như đã nói, có rất nhiều bà bầu chưa biết mình mang thai khi đang ở tuần đầu tiên và thậm chí là thứ 2 thứ 3 của thai kỳ. Và nếu lúc này họ đang điều trị nhiễm trùng thì có ảnh hưởng gì không? 

Đừng quá lo lắng về trường hợp bạn có thai 1 tuần uống thuốc kháng sinh mà không hay biết. Vì với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thử thai hoặc cần thiết sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn trước khi bắt đầu điều trị với kháng sinh. Mặt khác trước khi có kế hoạch mang thai và sinh con ít nhất 3 tháng, bạn nên kết thúc quá trình điều trị với kháng sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Do đó, điều đầu tiên trong nguyên tắc uống kháng sinh khi mang thai 1 tuần là bạn cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định.

Lưu ý khi cho phụ nữ mang thai 1 tuần thuốc kháng sinh 

  • Uống thuốc theo chỉ dẫn và toa thuốc của bác sĩ. Không tự ý thay đổi bất kỳ chỉ định nào nếu chưa thảo luận với bác sĩ điều trị. 
  • Thông báo với bác sĩ về các thuốc kể cả thực phẩm chức năng, thuốc không kê đơn bạn đang dùng. 
  • Nắm các tác dụng phụ của thuốc và thông báo chúng cho bác sĩ điều trị (nếu cần).

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Antibiotics and pregnancy: What’s safe? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/antibiotics-and-pregnancy/faq-20058542 Ngày truy cập: 30/08/2021

2. Trimethoprim-sulfonamide Use during the First Trimester of Pregnancy and the Risk of Congenital Anomalies https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4772767/ Ngày truy cập: 30/08/2021

3. Medications for Infection in Pregnancy https://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=101411 Ngày truy cập: 30/08/2021

4. Medicines During Pregnancy https://www.uofmhealth.org/health-library/uf9707

Ngày truy cập: 30/08/2021

5. Infections in Pregnancy: Use of Antibiotics https://www.healthline.com/health/pregnancy/antibiotics-infections-during#4

Ngày truy cập: 30/08/2021

Phiên bản hiện tại

06/11/2022

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

4 điều bạn nên tránh khi dùng kháng sinh

15 Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh bạn cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 06/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo