Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu thường lo lắng không biết thai nhi lớn hơn tuổi thai có đáng lo ngại và cách điều trị như thế nào?
Sau khi tính được tuổi thai và biết được cân nặng, kích thước thai nhi theo tuần, bác sĩ sẽ đánh giá được sự phát triển của thai nhi. Từ đó mẹ bầu sẽ điều chỉnh chế độ luyện tập, ăn uống hợp lý. Trong trường hợp thai nhi lớn hơn tuổi thai, mẹ bầu phải làm sao và cách phòng ngừa như thế nào?
Tại sao thai nhi lớn hơn tuổi thai lại đáng lo ngại?
Thai nhi lớn hơn tuổi thai cũng làm cho việc sinh nở gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề sinh nở có thể bao gồm:
- Thời gian sinh kéo dài
- Khó sinh
- Thương tích cho thai nhi
- Gia tăng nguy cơ sinh mổ.
Nhiều trẻ lớn hơn tuổi thai có liên quan đến bệnh lý đái tháo đường của mẹ, có liên quan đến các vấn đề về đường glucose. Những vấn đề đó có thể bao gồm:
- Hạ đường huyết (đường trong máu thấp) của bé sau khi sinh
- Nguy cơ dị tật bẩm sinh cao
- Khó thở.
Cũng có trường hợp thai nhi có nguy cơ tăng sắc tố mật trong máu, chẳng hạn như vàng da, mắt và niêm mạc.
[embed-health-tool-due-date]
Các cách điều trị khi thai nhi lớn hơn tuổi thai
Điều trị đặc hiệu cho thai nhi lớn hơn tuổi thai sẽ do bác sĩ xác định dựa trên:
- Tuổi thai, tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử bệnh lý của mẹ
- Mức độ của tình trạng bệnh
- Sự hấp thu của thai đối với các loại thuốc và liệu trình chữa bệnh.
Nếu kết quả khám siêu âm trong thời gian mang thai cho thấy thai nhi của bạn khá lớn, một số bác sĩ có thể đề nghị bạn nên dùng thuốc để sớm chữa trị. Ngoài ra, bác sĩ cũng đề nghị phương pháp sinh mổ theo kế hoạch tùy thuộc vào ước tính siêu âm của trọng lượng thai nhi.