4. Uống nhiều nước
Việc bổ sung đầy đủ chất lỏng là cách chữa ốm nghén cực đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ, vấn đề mất nước vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của tình trạng buồn nôn xảy ra trong thai kỳ. Chính vì thế, bạn nên giữ bên mình một chai nước nhỏ để có thể uống bất cứ lúc nào giúp cơ thể luôn được bù nước đầy đủ. Bật mí là việc nhâm nhi nước táo ép vào cữ tối sẽ giúp lượng đường huyết luôn ổn định.
5. Tránh xa những mùi mạnh
Sự nhạy cảm về khứu giác khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu dễ bị kích ứng với mùi thức ăn, hóa chất, mỹ phẩm… Nếu gặp tình huống như vậy, tốt nhất bạn nên giảm bớt gia vị khi nấu nướng, đảm bảo nơi ở luôn sạch sẽ, thoáng mát. Trường hợp trong nhà bất ngờ có mùi khó chịu khiến bạn thấy buồn nôn, hãy lập tức mở cửa sổ hoặc bật quạt thông gió ngay.
6. Phương pháp kích thích huyệt đạo
Bạn có thể đeo thử một chiếc vòng tay y khoa chuyên dụng nhỏ, ôm khít cổ tay, để tạo áp lực lên một điểm huyệt nằm ở cổ tay (bàn tay ngửa) giúp chống nôn hiệu quả.
7. Sử dụng gừng

Cách chữa ốm nghén bằng gừng đã có từ bao đời nay và khá phổ biến. Theo các y văn ngày xưa, gừng được xem như “phương thuốc” tự nhiên để điều trị các triệu chứng như buồn nôn, ho, cảm lạnh và đau nửa đầu.
Mỗi khi có cảm giác buồn nôn, mẹ bầu hãy ngậm một lát gừng tươi trong khoảng vài phút sẽ thấy có kết quả ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà gừng để giảm triệu chứng ốm nghén.
Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều cả gừng tươi hay trà vì sẽ dẫn đến hiện tượng co thắt tử cung rất nguy hiểm. Việc dùng gừng liên tục trong thời gian dài cũng có thể gây mỏng thành mạch máu nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý vấn đề này.
8. Thử áp dụng liệu pháp mùi hương
Liệu pháp mùi hương có từ thời Ai Cập cổ đại, chủ yếu sử dụng tinh dầu thiên nhiên để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Theo đó, các loại tinh dầu như hoa oải hương hoặc bạc hà sẽ mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu, xua tan cơn buồn nôn hiệu quả.
Để áp dụng, bạn hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu lên cổ tay hoặc khăn để ngửi. Ngoài cách này ra, bạn có thể dùng nến thơm cũng cho hiệu quả tương tự.
9. Thực hiện theo chế độ ăn BRAT (Bananas, Rice, Applesauce, Toast)
BRAT là viết tắt của các từ tiếng Anh bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Ban đầu, chế độ ăn này được khuyến cáo dành riêng cho người gặp vấn đề rối loạn dạ dày hoặc tiêu chảy. Sau đó, người ta phát hiện BRAT cũng có thể áp dụng như một cách chữa ốm nghén hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn hãy ngừng chế độ ăn này ngay khi chứng buồn nôn được kiểm soát tốt. Bởi lẽ, BRAT không đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.
10. Tránh lao lực

Làm việc quá sức khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi và căng thẳng, điều này sẽ dễ dàng dẫn đến cơn ốm nghén vào buổi tối. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên ưu tiên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, cắt giảm các công việc nặng nhọc, tham gia các buổi tập yoga cho bà bầu hoặc dạo bộ để tăng cường lưu thông khí huyết…
11. Dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin B6 và B12
Đây là hai trong số những vitamin có tác dụng giảm nôn nghén và giúp mẹ bầu sớm “thoát” khỏi các triệu chứng khó chịu của thai kỳ. Để “nạp” vitamin B6 và B12 vào cơ thể, bạn nên tiêu thụ đa dạng các loại thực phẩm bao gồm: chuối, cà rốt, cá, gà, cải bó xôi, hành tây, đậu phụ, trứng…
12. Thực hiện các bài tập hít thở
Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, mẹ bầu nên hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Bạn dùng tay bịt mũi bên phải rồi tiếp tục thở nhẹ nhàng và lặp lại với mũi bên trái, chắc chắn cảm giác nôn nghén khó chịu sẽ được “cuốn trôi” theo từng nhịp thở.
14. Thuốc chống ốm nghén
Nếu tình trạng ốm nghén nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nghén, chống nôn cho bạn uống vào buổi tối hoặc cả sáng và tối tùy mức độ. Bạn không cần quá lo lắng khi sử dụng thuốc vì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ.
Mẹ bầu ốm nghén vào buổi tối cần đi khám khi nào?

Mặc dù vấn đề này có thể kiểm soát tốt bằng những cách chữa ốm nghén được gợi ý bên trên. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải những dấu hiệu sau đây:
- Cơn buồn nôn kéo dài liên tục
- Thường xuyên nôn mửa sau khi dùng một số loại thức ăn lỏng hoặc thực phẩm nhất định. Đó có thể là biểu hiện cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng dạ dày
- Đi tiểu ít
- Nôn ra máu
- Cảm thấy chóng mặt (do huyết áp thấp hoặc một số tình trạng khác)
Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi đã thử mọi biện pháp khắc phục tại nhà, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để có phương án can thiệp kịp thời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!