Tác dụng phụ của thuốc sắt dành cho bà bầu
Dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu có thể khiến bạn gặp phải những tình trạng sau:
1. Táo bón
Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc sắt trong thời gian mang thai. Theo thống kê, hơn 10% những người uống viên sắt bị táo bón. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống thật nhiều nước. Nếu táo bón diễn ra dai dẳng hoặc có dấu hiệu xấu đi thì bạn nên đi khám.
2. Kích thích tiêu hóa
Bạn cũng có thể bị đau bụng hoặc co thắt bụng trong khi dùng viên sắt bổ sung. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 10% người sử dụng viên sắt. Nếu bạn nhận thấy vấn đề này, hãy bắt đầu uống viên sắt cùng với bữa ăn để giảm các triệu chứng.
3. Buồn nôn và nôn
Thuốc sắt có thể góp phần làm tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn. Do các vấn đề về dạ dày, các triệu chứng này thường nhẹ hơn nếu bạn uống viên sắt cùng với bữa ăn thay vì uống khi đói. Bạn cũng có thể làm giảm tác dụng phụ này bằng cách ngậm kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su. Nếu nôn và buồn nôn nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo sốt, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.
4. Phân và nước tiểu sẫm màu
Hơn 10% những người uống thuốc bổ sung sắt cho bà bầu khi mang thai nhận thấy phân sẫm màu. Phân xanh hoặc đen là bình thường. Khoảng 5% trường hợp có nước tiểu sẫm màu. Ảnh hưởng này là bình thường và sẽ hết khi bạn ngừng dùng thuốc.
Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

Song song với việc sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, bạn có thể bổ sung sắt từ thực phẩm. Có hai loại sắt: sắt chứa heme và sắt không chứa heme.
- Sắt không chứa heme có trong cải chân vịt, đậu hũ, đậu và một số loại ngũ cốc…
- Sắt chứa heme được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và cá.
Cơ thể hấp thụ sắt chứa heme dễ dàng hơn so với sắt không chứa heme. Dưới đây là bảng các loại thực phẩm có chứa sắt heme và hàm lượng sắt tính trên 85g của một số loại thịt:
STT | LOẠI THỰC PHẨM | |
1 | Thịt bò nạc | 3,2 |
2 | Thịt bò thăn | 3 |
3 | Đùi gà tây quay | 2 |
4 | Ức gà tây quay | 1,4 |
5 | Đùi gà nướng | 1,1 |
6 | Ức gà tây nướng | 1,1 |
7 | Thịt cá ngừ trắng, đóng hộp | 1,3 |
8 | Thịt lợn thăn | 1,2 |
Các nguồn thực phẩm cung cấp sắt không chứa heme và định lượng sắt tính trên 1 chén:
6,2
11
Nước ép mận
3
12
Nho khô
2,8
Bạn có thể lấy lượng sắt tối ưu từ thức ăn bằng cách:
Nấu thức ăn trong nồi/chảo sắt: Các loại thực phẩm có tính axit như sốt cà chua, đặc biệt tốt khi được chế biến bằng loại dụng cụ này.
Tránh uống cà phê và trà đồng thời với thức ăn: Chúng chứa các hợp chất gọi là phenol gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Nếu có thể, hãy ngừng tiêu thụ caffeine trong khi mang thai.
Ăn thực phẩm giàu vitamin C: như nước cam, dâu tây, bông cải xanh, đặc biệt là khi bạn ăn chay vì nguồn cung cấp sắt cho bạn chủ yếu từ các loại ngũ cốc. Vitamin C có thể làm tăng hấp thụ sắt của có thể lên đến sáu lần.Nhiều loại thực phẩm có chứa “chất ức chế sắt” có thể làm giảm lượng sắt mà cơ thể hấp thụ nếu ăn chung với nhau như phytates trong ngũ cốc và các loại hạt, oxalat trong đậu nành và rau chân vịt, canxi trong các sản phẩm sữa.Canxi và các sản phẩm từ sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt. Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên bổ sung sắt và canxi (hoặc thuốc kháng axit có chứa canxi), bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách sử dụng sao cho đúng.Lưu ý để không dùng quá liều thuốc sắt cho bà bầu
Việc bà bầu bổ sung sắt nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể là hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn không nên dung nạp quá 45 mg sắt/ngày. Nếu cơ thể bạn dung nạp sắt quá nhiều (từ thực phẩm, viên uống bổ sung sắt bổ sung hoặc vitamin tổng hợp có bổ sung sắt trước khi sinh) sẽ khiến lượng sắt trong máu tăng quá cao.
Bổ sung sắt cho bà bầu quá liều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc tình trạng mất cân bằng oxy hóa, góp phần gây ra tình trạng vô sinh, tiền sản giật, sẩy thai, bệnh tim và huyết áp cao. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung sắt khi mang thai dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
STT | LOẠI THỰC PHẨM | |
1 | Ngũ cốc ăn liền có bổ sung sắt | 24 |
2 | Bột yến mạch ăn liền có bổ sung sắt | 10 |
3 | Đậu nành luộc | 8,8 |
4 | Đậu lăng luộc | 6,6 |
5 | Đậu thận nấu chín | 5,2 |
6 | Đậu gà | 4,8 |
7 | Đậu lima nấu chín | 4,5 |
8 | Hạt bí đỏ rang | 4,2 |
9 | Đậu đen hoặc đậu pinto nấu chín | 3,6 |
10 | Rau chân vịt luộc"}”>Rau chân vịt luộc |
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!