backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mẹ bầu nhảy khi mang thai, cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến mẹ và bé

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 25/12/2019

    Mẹ bầu nhảy khi mang thai, cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến mẹ và bé

    Có thể bạn từng nghe qua lợi ích của việc vận động thể chất khi mang thai như giúp ngủ ngon hơn, khỏe khoắn hơn và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, trong những hình thức vận động ấy, có những động tác không hoàn toàn là tốt cho bà bầu chút nào, chẳng hạn như nhảy khi mang thai là một điển hình.

    Để đảm bảo có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh, ngày nay nhiều mẹ bầu chọn tập yoga khi mang thai hoặc các bài tập thể dục khác. Dẫu rằng việc luyện tập thể chất là tốt nhưng điều quan trọng các mẹ phải hiểu rằng mình đã lựa chọn đúng hình thức tập luyện hay chưa.

    Đôi khi việc tập luyện một số bài tập có thể dẫn đến chấn thương vùng bụng. Có những động tác như nhảy cũng rất tốt, nhưng hình thức này lại là lựa chọn không phù hợp với các bà bầu. Thực hiện các động tác nhảy có khi làm tăng cơ hội cho những biến chứng về sức khỏe ở các bà mẹ tương lai. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách tập thể dục đúng cách cũng như liệu nhảy khi mang thai có an toàn không nhé!

    Lợi ích của việc vận động thể chất đối với bà bầu

    Việc mẹ bầu vận động thể chất hay tập thể dục khi mang thai sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng độ bền bỉ cũng như thúc đẩy giấc ngủ của bạn ngon hơn. Một số bài tập trước khi sinh còn có tác dụng giữ cho sức khỏe của mẹ bầu trong tầm kiểm soát.

    Các bài tập nhẹ như bơi lội, giãn duỗi hay đi bộ đã được các bác sĩ khuyến khích các mẹ bầu nên thực hiện đều đặn. Các hình thức vận động này cũng đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai.

    Phụ nữ mang thai nên lưu ý tránh thực hiện các bài tập mà có các động tác khá dằn hay sóc như nhảy (jumping), nhảy bật lên (skipping) và nhún (hopping) khi mang thai.

    Một số lợi ích khác từ việc tập thể dục khi mang thai khác cũng được liệt kê dưới đây:

  • Giúp giảm sưng tấy, đau lưng, đầy hơi và cả táo bón là chứng khó chịu thường gặp ở các bà bầu.
  • Thể dục vừa phải còn giúp tăng năng lượng cho cơ thể và cải thiện lưu thông máu huyết.
  • Tập luyện còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi cũng như ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh.
  • Tác dụng có lợi mà các bà bầu vô cùng quan tâm nữa là kiểm soát cân nặng hiệu quả bằng cách dùng các thực phẩm giúp no lâu.
  • Những rủi ro từ việc nhảy khi mang thai mà mẹ bầu nên biếtBà bầu nhảy khi mang thai

    Nếu các bài tập nhẹ khi mang thai được xem là an toàn thì những động tác gây nguy hiểm như nhảy lại cần tránh thực hiện khi mang thai. Vì khi thực hiện, chúng có thể dẫn đến các chứng như chảy máu âm đạo, sinh non hoặc sẩy thai. Một số rủi ro khác của việc nhảy khi mang thai có thể kể đến như:

    ♦ Nguy cơ khiến bà bầu mắc chứng sa tử cung (hay còn gọi là sa dạ con) là tình trạng tử cung bị sa xuống dưới vị trí bình thường. Sa tử cung xảy ra khi các cơ vùng chậu bị yếu đi khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu bao gồm: bàng quang, trực tràng, niệu đạo bị tụt xuống âm đạo.

    ♦ Bà bầu thực hiện các động tác nhảy khi mang thai còn có thể kích thích các cơn co thắt diễn ra nhiều hơn. Các bài tập nhiều động tác cũng như khó thực hiện có thể làm tổn thương hoặc gãy dây chằng khớp. Bên cạnh đó, nó còn có thể khiến mẹ bầu mắc các biến chứng thường gặp trong thai kỳ phổ biến khác.

    Các hình thức tập luyện khác mà mẹ bầu có thể thử

    Dù rằng trong một bài tập luyện có nhiều động tác khác nhau nhưng khi thực hiện bà bầu nên thận trọng hơn cả.

    ♥ Jumping Jack là một động tác đòi hỏi toàn bộ cơ thể hoạt động đồng thời với nhau, 2 chân nhảy dang rộng và đưa 2 tay lên cao qua đầu, sau đó ngay lập tức trở lại tư thế ban đầu. Đây là động tác mà phụ nữ mang thai cần tuyệt đối tránh thực hiện. Vẫn có một số động tác nhảy nếu thực hiện nhẹ nhàng thì có thể chấp nhận được, nhưng tốt nhất nên loại bỏ các động tác nhảy khi vận động thể chất nếu không muốn ảnh hưởng đến thai nhi bạn nhé!

    ♥ Một số lựa chọn khác để thay thế nhằm phòng tránh các biến chứng thai kỳ có thể lựa chọn được như các bài tập aerobic từ nhẹ đến vừa phải, đi bộ, bơi lội hoặc các bài tập giãn cơ vẫn đảm bảo giúp cho mẹ khỏe mạnh và dẻo dai. Các mẹ vẫn có thể đăng ký tham gia vào các lớp hoặc câu lạc bộ thể dục thể thao dành cho phụ nữ mang thai, đặc biệt nếu nơi đó có những lớp đặc biệt dành cho các bà mẹ sau sinh muốn lấy lại vóc dáng sau sinh.

    Mẹo tập thể dục an toàn khi mang thai

    Bà bầu nhảy khi mang thai

    Nếu các bài tập với động tác mạnh sẽ gây hại thì những bài tập vừa phải vừa giúp cho sức khỏe và tinh thần bạn ổn định trong khi vẫn giữ cho đứa trẻ an toàn. Nếu bạn vẫn muốn tập thể dục trong giai đoạn thai kỳ của mình thì dưới đây là các mẹo cần lưu ý:

    • Nên thảo luận về thói quen tập luyện của bạn với bác sĩ sản khoa hoặc huấn luyện viên thể dục để xác định được đâu là những bài tập thích hợp với bạn.
    • Bất kể khi nào bạn đang tập thể dục, hãy luôn chắc chắn rằng có ai đó ở gần bạn. Điều này rất hữu ích trong trường hợp có tình huống xấu xảy ra như bạn bị mất thăng bằng khi tập hay trượt té, chóng mặt…
    • Trước đây, bạn có thể là một người đầy cá tính và thích những hình thức vận động mạnh mẽ nhưng khi đã mang thai một thiên thần nhỏ thì nên tránh các hình thức thể thao nguy hiểm mọi lúc, cũng không nên thử dù chỉ một lần.
    • Nên mặc quần áo rộng rãi, mát mẻ và thoải mái khi vận động hay di chuyển để mọi hoạt động được diễn ra dễ dàng.
    • Mẹ bầu nên uống nhiều nước sau khi tập thể dục. Lưu ý là bạn không cần phải ngay tức khắc mà nên uống từ từ. Việc uống đủ nước khi bạn đang tập thể dục giúp giữ cho cơ thể không bị mất nước.
    • Tránh tập thể dục khi thời tiết quá oi bức, vì nó có thể tác động ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian tốt nhất để tập thể dục là sáng sớm.
    • Kết thúc buổi tập, bạn sẽ cần khoảng 5 phút để hạ nhiệt cơ thể, điều này giúp nhịp tim trở lại bình thường. Bạn nên đi lại chậm rãi và kéo giãn cơ thể một lần nữa để giúp tránh tình trạng đau nhức xảy ra.

    Mặc dù bé yêu vẫn được bảo vệ trong tử cung, nhưng những căng thẳng và các động tác nhảy khi mang thai đều có thể gây ra rủi ro. Một kế hoạch tập luyện khoa học không chỉ giúp cho mẹ khỏe mạnh suốt thai kỳ mà còn có thể hỗ trợ cho quá trình sinh nở tốt hơn sau này.

    Phú Đoàn/HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 25/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo