backup og meta

Bà bầu ăn tỏi được không? Những lợi ích và nguy cơ mẹ nên biết

Bà bầu ăn tỏi được không? Những lợi ích và nguy cơ mẹ nên biết

Từ lâu, tỏi đã trở thành gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt. Với mẹ bầu, việc sử dụng tỏi cũng giống như con dao hai lưỡi, vì thế bạn cần đặc biệt chú ý.

Tỏi không chỉ đơn thuần là một loại gia vị nấu ăn, nó còn là một bài thuốc tự nhiên hữu hiệu và phương thức chữa trị nhiều căn bệnh. Vậy đối với phụ nữ mang thai, tỏi mang lại lợi ích gì không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của tỏi trong thai kỳ nhé.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của tỏi

Tỏi chứa chất kháng sinh tự nhiên alistatin, vitamin B, vitamin A, i-ốt hữu cơ, garlisin và các thành phần khác. Tỏi là một phương thuốc kháng khuẩn tự nhiên khác với các loại thuốc được điều chế khác vì nó không phá hủy các vi khuẩn có lợi trong cơ thể chúng ta.

Tỏi còn là liều thuốc hữu hiệu khiến mạch máu mạnh mẽ hơn. Nó giúp giải tỏa sức ép trong mạch máu. Alistatin phản ứng với erythrocytes sản sinh ra hydrogen sulfide. Chất này giúp tạo điều kiện và bình thường hóa lưu lượng máu. Tỏi còn có tác dụng giữ huyết áp ở mức ổn định. Tỏi giúp tăng lượng testosterone và giảm hormone cortisol phân hủy cơ bắp.

Bà bầu ăn tỏi được không? 

Có thể nói, tỏi là nguồn cung cấp các thành phần dinh dưỡng quý giá,nhưng mặt khác, tỏi cũng có thể gây ngộ độc và kích thích nội tạng khiến bạn khó chịu. Mẹ bầu muốn lên một kế hoạch dinh dưỡng phù hợp thì cần cân nhắc kỹ khi muốn thêm tỏi vào các món ăn của mình. Tuy nhiên, có thực sự cần thiết cắt tỏi hoàn toàn khỏi chế độ ăn? Mẹ bầu có thể nuông chiều bản thân với các món ăn vặt có vị nồng với tỏi nhưng ở mức vừa phải.

Dưới đây là những lợi ích khi ăn tỏi, đặc biệt là với phụ nữ mang thai:

  • Axit folic có trong những tép tỏi giúp hệ thần kinh và hệ vận động của trẻ phát triển khỏe mạnh bình thường;
  • Tỏi có tính kháng viêm và kháng khuẩn nên có thể hữu hiệu khi mẹ bầu mắc phải bệnh cảm cúm. Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa trị bằng cách dùng các phương thuốc, đặc biệt là khi bạn đang mang thai. Tỏi sẽ là liều thuốc dự phòng tốt nhất cho các bệnh gây ra do tích tụ chất nhầy trong cơ thể;
  • Tỏi còn giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu ăn lá lốt được không, có an toàn không?

Những “tác dụng phụ’ khi ăn tỏi trong thai kỳ

bà bầu ăn tỏi

Mặc dù câu trả lời cho vấn đề mẹ bầu ăn tỏi có sao không là bạn không cần kiêng hoàn toàn nhưng vẫn nên chú ý ăn ở mức độ vừa phải. Tỏi có thể gây dị ứng, chứng ợ nóng và cơn đau bụng. Ăn tỏi vào tam cá nguyệt thứ ba có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Tỏi có thể thay đổi vị của sữa mẹ, khiến nó có vị đắng khiến bé không thích bú. Một số bác sĩ sản khoa lại khuyên bạn nên ăn tỏi, vì nó giúp cổ tử cung co giãn dễ hơn và giúp phục hồi sức khỏe sản phụ sau sinh. Tuy nhiên, nếu dự định nuôi con bằng sữa mẹ thì bạn không nên ăn tỏi đâu nhé.

Hơn nữa, dùng nhiều tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì tỏi có chứa alliin, hoạt động như một chất làm loãng máu trong cơ thể chúng ta. Trong thời kỳ mang thai, điều này có thể dẫn đến làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy mà mẹ bầu nên tránh dùng nhiều tỏi nhé. Ngay cả việc sử dụng tỏi bôi ngoài da cũng không được khuyến khích vì nó có thể gây viêm da hoặc bỏng da.

Lợi ích và tác hại khi ăn tỏi cũng giống như con dao hai lưỡi. Cách tốt nhất để mẹ bầu có thể vừa thỏa mãn khẩu vị của mình, vừa bảo đảm an toàn cho con là chỉ nên ăn một tép tỏi mỗi ngày thôi nhé. Sẽ tốt hơn nếu mẹ bầu ăn tỏi vào ba tháng đầu thai kỳ, vì khi đó chế độ dinh dưỡng của mẹ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi như những tháng sau đó.

Hãy chọn cho mình những tép tỏi tươi ngon nhất và ăn uống thật điều độ. Khi chọn mua tỏi, hãy nhớ rằng bí quyết nằm ở chỗ tép tỏi phải chắc và khô. Tỏi phải đủ chín và còn tươi nguyên thì mới cho ra hương vị và giá trị dinh dưỡng tuyệt hảo.

Hy vọng những thông tin trên có thể giúp mẹ bầu an tâm hơn khi muốn ăn tỏi, loại gia vị ưa thích của mình trong những món ăn. Điều quan trọng là không nên ăn tỏi quá nhiều và tránh ăn vào những tháng cuối thai kỳ để bảo đảm sức khỏe cho con yêu và bản thân nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What to consider when eating garlic during pregnancy?http://pn-mag.com/food/vegetables/garlic.html Ngày truy cập 08/05/2017

The Benefits of Garlic When Pregnant http://www.livestrong.com/article/285924-the-benefits-of-garlic-when-pregnant/ Ngày truy cập 08/05/2017

Garlic for preventing pre‐eclampsia and its complications

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6464897/ Truy cập ngày 11/03/2022

Can I eat raw garlic during pregnancy?

https://doctor.ndtv.com/faq/can-i-eat-raw-garlic-during-pregnancy-10524 Truy cập ngày 11/03/2022

Spicing Up Your Life during Pregnancy and Breastfeeding: Are Spices and Herbs Ok?

https://mothertobaby.org/baby-blog/spicing-up-your-life-during-pregnancy-and-breastfeeding-are-spices-and-herbs-ok/ Truy cập ngày 11/03/2022

Phiên bản hiện tại

11/03/2022

Tác giả: Hoàng Ngọc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Khám phá 7 tác dụng của đu đủ chín đối với sức khỏe thai kỳ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Ngọc · Ngày cập nhật: 11/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo