backup og meta

Dùng vitamin quá liều khi mang thai khiến bà bầu bị gì?

Dùng vitamin quá liều khi mang thai khiến bà bầu bị gì?

Dùng vitamin quá liều khi mang thai dẫn đến nhiều biểu hiện không tốt cho thai phụ như táo bón, tiêu chảy… Bạn cần nắm rõ liều lượng để sử dụng an toàn, hiệu quả.

Bổ sung đầy đủ vitamin cho mẹ bầu được xem là bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé nhưng ngược lại, dùng vitamin quá liều lại vô cùng nguy hiểm. Biểu hiện của việc dùng vitamin quá liều rất đa dạng. Tìm hiểu rõ điều này giúp bạn có biện pháp đối phó kịp thời.

Dùng vitamin quá liều khi mang thai có biểu hiện gì?

Các biểu hiện của việc dùng vitamin quá liều khi mang thai có thể bị nhầm lẫn với những triệu chứng của thai kỳ vì chúng khá giống nhau. Nếu bạn nghi ngờ mình dùng vitamin quá liều, hãy lưu ý về những thay đổi của các triệu chứng như:

  • Nước tiểu đục
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Không có cảm giác thèm ăn
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Cơ bị yếu
  • Đau cơ, khớp hoặc xương
  • Da chuyển sang màu cam vàng
  • Nhạy cảm với ánh mặt trời
  • Ngứa hoặc phát ban
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Tâm trạng thất thường
  • Tim đập nhanh hoặc bất thường
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Môi khô nứt.

Một số thuật ngữ bạn nên biết để tránh dùng vitamin quá liều

  • Khẩu phần ăn (liều dùng) khuyến nghị (RDA): Lượng vitamin khuyên dùng cho 97 – 98% người khỏe mạnh.
  • Ngưỡng trên của mức tiêu thụ an toàn (UL): Lượng vitamin tối đa cho 1 ngày mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Lượng vừa đủ (AI): Giá trị này cũng chỉ lượng cần thiết mỗi ngày như RDA. Điểm khác biệt là RDA được rút ra từ những nghiên cứu về một chất, còn AI (khi chưa đủ bằng chứng) thì người ta sẽ quan sát để xác định nhu cầu ước đoán của chất đó dành cho những người khỏe mạnh.
  • Độc tố vitamin: Xảy ra khi uống quá nhiều vitamin A, B6, C, D hay niacin.

Lượng vitamin khuyên dùng mỗi ngày

Phụ nữ mang thai (từ 19 – 50 tuổi):

  • Folate – 600 μg
  • Niacin (vitamin B3) – 18 mg
  • Riboflavin – 1,4 mg
  • Thiamin – 1,4 mg
  • Vitamin A – 770 μg
  • Vitamin B5 – 1,9 mg
  • Vitamin B12 – 2,6 μg
  • Vitamin C – 85 mg
  • Vitamin D – 600 IU
  • Vitamin E – 15 mg
  • Vitamin K – 90 μg

Phụ nữ đang cho con bú (19 – 50 tuổi):

  • Folate – 500 μg
  • Niacin (vitamin B3) – 17 mg NE
  • Riboflavin – 1,6 mg
  • Thiamin – 1,4 mg
  • Vitamin A – 1300 μg
  • Vitamin B5 – 2,0 mg
  • Vitamin B12 – 2,8 μg
  • Vitamin C – 120 mg
  • Vitamin D – 600 IU
  • Vitamin E – 19 mg
  • Vitamin K – 90 μg

Lưu ý: Lượng vừa đủ (AI) được thể hiện dưới dạng in đậm trong khi liều dùng khuyến nghị (RDA) được thể hiện dưới dạng thường.

  • 1 NE = 1 mg niacin hoặc 60 mg tryptophan
  • 200 IU vitamin D = 5 μg cholecalciferol.

Nếu bạn nghĩ rằng mình đã uống vitamin quá nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Trước khi gọi, hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Tuổi, cân nặng và tình trạng sức khỏe của bạn?
  • Tên loại thuốc mà bạn đang dùng là gì?
  • Bạn đã uống thuốc này bao lâu và liều lượng như thế nào?

Ngoài các loại vitamin, bổ sung sắt, canxi rất cần thiết trong thai kỳ để giúp mẹ bầu tránh khỏi các bệnh lý thường gặp như thiếu máu thai kỳ, mệt mỏi… Vì vậy, để tránh tình trạng dùng vitamin và khoáng chất quá liều khi mang thai, bạn nên uống theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc hướng dẫn được ghi trên bao bì sản phẩm.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vitamin Overdose http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/vitamin-overdose Ngày truy cập 26/2/2018

Prenatal Vitamin Limits http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/prenatal-vitamin-limits/ Ngày truy cập 26/2/2018

 

Phiên bản hiện tại

16/03/2018

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

5 vitamin và khoáng chất bạn không nên tự ý bổ sung


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 16/03/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo