backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bà bầu ăn sương sáo giải nhiệt được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 25/08/2023

    Bà bầu ăn sương sáo giải nhiệt được không? Những lưu ý mẹ cần nhớ

    Trong những ngày nóng nực, oi bức, một ly sương sáo hạt é hay một cốc trà sữa thạch sương sáo chắc hẳn là sự lựa chọn tuyệt vời để giải khát, thanh nhiệt cơ thể. Thế nhưng, liệu món ăn thanh mát này có phù hợp với phụ nữ mang thai hay bà bầu ăn sương sáo được không?

    Để biết được câu trả lời cho vấn đề có bầu ăn sương sáo được không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

    Giải đáp thắc mắc: Bầu ăn sương sáo được không?

    Không ít người đặt ra câu hỏi: “Mang bầu ăn sương sáo được không?”. Trước tiên, cần hiểu rằng, sương sáo (hay thạch cỏ đen) là tên gọi của một món ăn được làm từ lá của cây sương sáo (Mesona palustris BL).

    Theo Đông y, sương sáo có vị ngọt, nhạt, tính mát; tác dụng thanh nhiệt giải thử. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, sương sáo chứa vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đồng thời chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa một số bệnh như: cảm mạo, huyết áp cao, đái tháo đường, tăng mỡ máu… 

    Từ những điều trên, có thể thấy, sương sáo là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng, vì sương sáo có tính hàn, nên có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Thực hư điều này ra sao? Mẹ bầu ăn sương sáo được không?

    Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm, không có căn cứ. Chưa có bất kỳ trường hợp sảy thai nào được ghi nhận do ăn sương sáo, cũng như không có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định việc ăn sương sáo gây sảy thai.

    Vì vậy, câu trả lời cho vấn đề “Bầu ăn sương sáo được không?” là phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn sương sáo trong thai kỳ nhưng với liều lượng phù hợp và cần đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. 

    Việc bổ sung sương sáo trong thực đơn của mẹ bầu không chỉ giúp làm phong phú thực đơn cho bà bầu mà còn mang lại nhiều lợi ích. Vậy chúng ta hãy cùng thảo luận kỹ hơn về những lợi ích của sương sáo đối với mẹ bầu trong phần dưới đây nhé!

    Những lợi ích của sương sáo đối với sức khỏe mẹ bầu

    Bà bầu ăn sương sáo được không

    Để hiểu rõ hơn câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ăn sương sáo được không?”, cùng điểm qua những lợi ích khi phụ nữ mang thai ăn sương sáo.

    1. Bầu 3 tháng đầu ăn sương sáo được không? Sương sáo giúp cải thiện tiêu hóa mẹ bầu

    Quá trình mang thai đòi hỏi mẹ bầu cần kiêng khem một số thực phẩm, điều này phần nào làm tăng nguy cơ bị táo bón. May mắn thay, chất xơ và nước trong sương sáo giúp mẹ bầu hạn chế và khắc phục tình trạng táo bón, nên hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa do táo bón gây ra.

    2. Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe mẹ và bé, ngăn ngừa thừa cân khi mang thai

    Thạch sương sáo chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi, bao gồm vitamin A, B1, C và canxi, phốt pho, carbohydrate nhưng lại ít calo. Điều này tạo nên một sự phù hợp hoàn hảo cho chế độ ăn kiêng giảm cân. Do vậy, sương sáo có thể giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ tăng cân khi mang thai.

    3. Bầu được ăn sương sáo không? Giúp ổn định đường huyết 

    Bà bầu ăn sương sáo được không

    Phân tích thành phần dinh dưỡng của sương sáo cho thấy thực phẩm này chứa rất ít đường. Do đó, việc ăn sương sáo khi mang thai sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu. Không những thế, những chất chống oxy hóa trong sương sáo còn có tác động tích cực đến huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu. 

    4. Bà bầu có ăn được thạch sương sáo không? Tăng cường hệ miễn dịch 

    Qua nghiên cứu, thạch đen chứa chất chống oxy hóa như hợp chất isokandrodendrin và S-S tetandrin có khả năng loại bỏ một số loại tế bào khối u. Một số chất có hoạt tính sinh học như alkaloid, flavonoid, saponin, phenol, tanin cũng giúp sương sáo có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, hạ huyết áp, trị đái tháo đường, điều hòa miễn dịch và ngăn ngừa ung thư.

    Từ đó, có thể thấy, việc thai phụ ăn sương sáo có thể giúp cơ thể được tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng hạn chế một số bệnh lý viêm nhiễm nhiễm và bệnh mạn tính không lây. Đồng thời, sương sáo cũng góp phần hạn chế nguy cơ bị viêm họng, sốt cũng như hỗ trợ phòng ngừa một số bệnh lý nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, gan, phổi, thận, vú…

    5. Bà bầu có ăn được sương sáo không? Giảm đau lưng, viêm khớp khi mang thai

    Trong sương sáo có chứa canxi, mẹ bầu bổ sung lượng khoáng này không chỉ giúp xương của thai nhi phát triển mà còn hỗ trợ xương khớp của thai phụ, phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng đau lưng, viêm khớp khi mang thai.

    Lưu ý cho bà bầu ăn sương sáo

    Bà bầu ăn sương sáo được không

    Đến đây, chắc hẳn rằng bạn đã không còn băn khoăn về vấn đề bầu ăn sương sáo được không. Mặc dù việc ăn sương sáo trong thai kỳ có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng mẹ bầu vẫn cần lưu ý một số điều sau:

    • Tuy sương sáo chứa ít đường, nhưng thực phẩm này lại thường được kết hợp trong những món ăn, thức uống nhiều đường như nước đường, các món chè, tàu hủ, trà sữa… Sự kết hợp này có thể làm vô hiệu hóa các tác dụng của sương sáo, vì những tác hại mà đồ ngọt gây ra cho phụ nữ mang thai vượt xa những lợi ích.
    • Những thai phụ có cơ địa yếu, lạnh bụng nên hạn chế ăn sương sáo vì nếu không có thể gây dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
    • Mẹ bầu cần đảm bảo về liều lượng khi ăn sương sáo trong thai kỳ. Hãy giới hạn 1 ly sương sáo/ngày và không nên ăn mỗi ngày.
    • Thời điểm tốt nhất mà phụ nữ mang thai nên ăn sương sáo là vào buổi trưa. Mẹ bầu cần tránh ăn sương sáo vào buổi tối hay sáng sớm, nếu không sẽ dễ bị lạnh bụng.
    • Thai phụ không nên ăn sương sáo với đá lạnh hay ủ lạnh, nếu không có thể bị nhiễm lạnh, viêm họng…
    • Có thai ăn sương sáo được không? Được nhưng mẹ bầu không nên ăn sương sáo để qua đêm.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bầu ăn sương sáo được không cùng những lưu ý cần nhớ khi mẹ bầu ăn sương sáo.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

    Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 25/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo