3. Nguy cơ xảy ra bất thường về di truyền có thể sẽ cao
Một nghiên cứu trên chuột mang thai cho thấy nếu chuột mẹ được cho ăn chế độ ăn chứa nhiều đường hoặc chất béo thì sẽ dẫn đến suy giảm các tín hiệu insulin ngoại biên, thường gặp ở bệnh rối loạn chức năng ty thể ở chuột cái con. Điều quan trọng là ảnh hưởng này có thể được di truyền đến 3 thế hệ kế tiếp.
4. Hậu quả của việc hấp thu quá nhiều acrylamide
Các loại thực phẩm như khoai tây chiên, bánh mì… có chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Những loại thực phẩm này khi được nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao (trên 120°C) thì tinh bột sẽ được chuyển hóa thành một chất mới, có tên gọi là acrylamide. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng acrylamide cao có thể dẫn đến tình trạng trẻ em sinh ra có chu vi vòng đầu nhỏ hơn và cân nặng thấp hơn.
5. Các mẹ bầu sẽ có xu hướng tăng cân quá mức
Nếu mẹ bầu ăn nhiều thức ăn vặt trong thời gian mang thai có thể dẫn đến việc tăng cân quá mức. Điều này có thể khiến mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ gặp phải những biến chứng khác như tiền sản giật, sinh con nặng cân, sinh non, bệnh đái tháo đường thai kỳ, ngưng thở khi ngủ, đồng thời cũng tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, sảy thai hoặc thai chết lưu.
6. Đồ ăn vặt không có chút giá trị dinh dưỡng nào
Các mẹ bầu cần tránh sử dụng các đồ ăn vặt chứa nhiều đường, muối và chất béo trong quá trình mang thai. Phải nói rằng, việc sử dụng dư muối hay dư đường thì cũng đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn trong giai đoạn này.
7. Các mẹ bầu có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa
Ăn đồ chiên rán có thể khiến dạ dày của bạn khó chịu. Các loại thực phẩm này có thể tạo ra khí, từ đó gây nên tình trạng đầy bụng và khó tiêu. Ngoài ra, các loại đồ ăn vặt hầu như chứa lượng chất xơ rất ít, mà chất xơ lại là thành phần rất có lợi cho quá trình tiêu hóa của chúng ta.
8. Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
Thức ăn vặt có chứa lượng đường cũng như calo vô cùng cao. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tiêu thụ nhiều thức ăn vặt sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Mẹ bầu phải làm gì để kiểm soát cơn thèm đồ ăn vặt?
Như bạn đã thấy, đồ ăn vậy gây ra rất nhiều tác hại lên cơ thể của mẹ bầu lẫn em bé. Thế nhưng, thật khó để kiềm chế cơn ăn vặt đang dâng trào. Vậy các mẹ bầu nên làm gì để kiểm soát cơn thèm ăn và bà bầu nên ăn vặt những gì để vẫn đảm bảo sức khỏe cho thai nhi?
Điều đầu tiên bạn cần làm chính là phải thật sự quyết tâm hạn chế ăn thức ăn vặt. Một khi đã xác định rõ mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện các biện pháp khác để kiểm soát cơn thèm ăn của bản thân:
- Thủ sẵn trên kệ bếp những món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe: Bạn có thể tránh xa đồ ăn vặt bằng cách lắp đầy kệ bếp hoặc tủ cóc tại văn phòng của mình bằng các món ăn nhẹ từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe. Đồ nướng sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với đồ chiên rán. Tự nấu nướng và thưởng thức các món ăn tại nhà sẽ giúp bạn hạn chế hấp thu rất nhiều chất phụ gia hoặc chất bảo quản.
- Ăn nhẹ bằng trái cây và các loại hạt: Bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn nhai gì đó, hãy ăn nhẹ bằng trái cây sấy hoặc trái cây tươi. Chúng có thể giúp thỏa mãn cơn đói, đồng thời cũng cung cấp cho bạn những dưỡng chất cần thiết.
- Chọn thức ăn một cách hợp lý: Những thứ bạn ăn chính là những thứ con bạn sẽ hấp thụ. Hãy lập danh sách các thực phẩm mà bạn ăn và xác định hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Điều này sẽ giúp bạn có thể tránh xa các loại thực phẩm có hại. Thỉnh thoảng ăn một ít sô-cô-la hoặc một lát pizza sẽ không gây hại đến cơ thể bạn. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không biến điều này thành thói quen hằng ngày của mình.
Bạn có thể đọc thêm bài viết Điểm danh các loại hạt tốt cho bà bầu, để biết nhiều thông tin hữu ích.
Vậy bà bầu nên ăn vặt những gì?

Hãy vận động bằng cách vào bếp nấu vài món tại nhà để tự thỏa mãn cảm giác thèm ăn của chính mình thôi. Sau đây là những món ăn mà các mẹ bầu có thể dùng thay thế khi thèm ăn:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!