backup og meta

Bà bầu ăn gan heo được không? Nên ăn bao nhiêu và cần lưu ý gì?

Bà bầu ăn gan heo được không? Nên ăn bao nhiêu và cần lưu ý gì?

Gan là thực phẩm giàu sắt và vitamin A nên nhiều bà bầu sử dụng. Tuy nhiên, ăn gan khi mang thai quá nhiều lại dẫn đến dư thừa tiền vitamin A ở dạng retinol, có khả năng gây dị tật ở thai nhi. Vậy, bà bầu ăn gan heo được không?

Ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để bé cưng chào đời khỏe mạnh. Các loại thực phẩm bạn tiêu thụ trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian “nhạy cảm” này, có những loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn nhiều hơn nhưng cũng có những loại nên hạn chế. Vậy bà bầu ăn gan heo hay các loại gan gia súc khác được không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời qua những chia sẻ dưới đây.

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn gan heo được không?

Gan là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Gan có thể chế biến thành nhiều món ăn như pate gan, gan băm nhỏ, xúc xích gan…

Thế nhưng, do gan là cơ quan tiếp nhận và đào thải độc tố nên thường chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng lẫn các loại virus, vi khuẩn. Do đó, rất nhiều người thắc mắc bà bầu ăn gan heo được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn đúng cách, thì câu trả lời cho vấn đề “Bà bầu ăn gan lợn có tốt không?’ là “Có’. Ăn gan khi mang thai đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả thai phụ lẫn thai nhi, bởi gan có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như:

Trong đó, protein và axit folic rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của bé, còn sắt đảm bảo tạo thành hemoglobin trong máu, hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.

Tuy nhiên, do là bộ phận chứa nhiều độc tố và ký sinh trùng nên lời đáp cho vấn đề “Có bầu ăn gan heo được không?’ bà bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn gan lợn, nhất là ở tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ).

Đọc thêm

Bà bầu ăn dưa lê được không? 10 lợi ích và cách ăn an toàn trong thai kỳ

Tác dụng phụ của việc ăn gan khi mang thai

Bà bầu ăn gan heo được không? Ăn gan khi mang thai cần lưu ý gì?

Như vậy là bạn đã biết được mẹ bầu ăn gan heo được không. Gan chứa hàm lượng vitamin A rất cao. Không riêng gì gan lợn mà gan cũng những động vật khác cũng có nhưng hàm lượng mỗi loại sẽ khác nhau, chẳng hạn gan bò sẽ chứa nhiều vitamin A hơn gan gà.

Tuy nhiên, dù chỉ chứa 1 lượng nhỏ vitamin A trong gan cũng có thể gây hại bởi:

  • Vitamin A có trong gan là vitamin A ở dạng retinol.
  • Dư thừa loại vitamin A này có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.
  • Ngoài ra, còn có thể dẫn đến sự phát triển của tế bào ung thư.

Vì vậy, retinol được xem là có hại cho phụ nữ mang thai và không nên dùng dưới bất cứ hình thức nào. Ngoài ra, gan cũng chứa hàm lượng cholesterol cao, nguy hiểm cho người mắc bệnh tim mạch.

Bà bầu ăn ít gan heo được không? Ăn bao nhiêu là đủ?

Đến đây, lời đáp cho vấn đề có bầu ăn được gan lợn không đã được bật mí. Vậy, nếu mẹ bầu ăn ít gan heo được không? Ăn một lượng gan bao nhiêu thì mới tốt?

Thực tế, không có nghiên cứu nào chỉ ra lượng gan cụ thể mà bạn nên ăn trong thời gian mang thai. Vì vậy, tất cả phụ thuộc vào sự đánh giá của bạn.

Tuy nhiên, tốt hơn hết là mẹ bầu nên hạn chế ăn gan khi mang thai. Nếu muốn bổ sung sắt để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu, bạn có thể bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau như cải bó xôi, các loại đậu…

Có thể bạn chưa biết

Phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ khoảng 2.500 IU vitamin A mỗi ngày. Những phụ nữ ăn nhiều hơn, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và những biến chứng khác.

Những lưu ý cho mẹ bầu ăn gan heo

Mặc dù không còn băn khoăn bà bầu ăn gan heo được không, nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi bà bầu ăn gan lợn, cần lựa chọn gan còn nguyên khối, không có những lỗ nhỏ li ti bên trong bề mặt.
  • Gan phải tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Khi chế biến, không xào chung với giá đỗ hoặc những loại rau củ giàu vitamin C bởi hàm lượng vitamin C cao sẽ phân hủy tất cả các vi chất như đồng, sắt có trong gan.

Đọc thêm

Bà bầu ăn cà pháo được không? Cách ăn cà pháo an toàn trong thai kỳ

Ngoài gan, những món nào khác nên tránh khi mang thai?

Ngoài việc hạn chế ăn gan, mẹ bầu cũng nên cố gắng tránh xa những sản phẩm sau:

Vitamin A có trong thực phẩm nào khác?

Bà bầu ăn gan heo được không? Ăn gan khi mang thai cần lưu ý gì?

Bên cạnh việc ăn gan khi mang thai, bạn có thể bổ sung vitamin A thông qua thực phẩm để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của bé như:

  • Cà rốt
  • Khoai lang
  • Bí ngô
  • Cải bó xôi
  • Bắp cải
  • Cải xoăn
  • Củ dền

Tất cả những loại thực phẩm này hoạt động như một chất chống oxy hiệu quả, tốt cho thị lực và hệ miễn dịch của thai nhi. Ngoài ra, vitamin A có trong các loại rau này đều ở dạng beta carotene, rất tốt cho cơ thể.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ bà bầu ăn gan heo được không và những tác hại mà gan heo cũng như gan động vật có thể gây ra cho thai phụ và thai nhi.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nutrition During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy Ngày truy cập: 22/08/2023

Pregnancy: Nutrition https://my.clevelandclinic.org/health/articles/12593-pregnancy-nutrition Ngày truy cập: 22/08/2023

Pregnancy and diet https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-and-diet Ngày truy cập: 22/08/2023

Pregnant women advised to avoid eating liver https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2264241/ Truy cập ngày 15/11/2021

Foods to avoid when pregnant https://www.pregnancybirthbaby.org.au/foods-to-avoid-when-pregnant Truy cập ngày 15/11/2021

Is It Safe To Eat Liver During Pregnancy? http://www.momjunction.com/articles/safe-eat-liver-pregnancy_0078634/ Ngày truy cập 15/3/2018

Is it safe to eat liver during pregnancy? https://www.babycenter.com/pregnancy/diet-and-fitness/is-it-safe-to-eat-liver-during-pregnancy_10404911 Ngày truy cập 15/3/2018

Is it safe in pregnancy? https://www.gov.mb.ca/healthychild/healthybaby/kits/is_it_safe_during_pregnancy_and_for_mom_and_baby.pdf Truy cập ngày 15/11/2021

Phiên bản hiện tại

22/08/2023

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Dùng vitamin quá liều khi mang thai khiến bà bầu bị gì?

Tiêm phòng khi mang thai, liều thuốc nhỏ hiệu quả lớn!


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 22/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo