backup og meta

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?

Việc vận động thể chất khi mang thai mang lại nhiều lợi ích tốt, giúp mẹ bầu quản lý cân nặng trong thai kỳ, cải thiện tâm trạng, tăng sự dẻo dai, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bà bầu bị phù chân có nên đi bộ hay không? Trường hợp nào thì không nên đi bộ để tránh lợi bất cập hại?

Trong suốt thai kỳ, phù chân là một trong những triệu chứng phổ biến mà chị em bầu bí thường gặp phải. Phù chân khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, gây cản trở các sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Trường hợp nào thì không nên đi bộ.

Bà bầu bị phù chân khi mang thai: Nguyên nhân do đâu? 

Phù chân khi mang thai là tình trạng sinh lý thường gặp, có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng thường diễn ra vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ trở đi. Thông thường, các triệu chứng và mức độ phù chân sẽ tăng dần vào những tháng cuối thai kỳ.

Ngoài ra, theo các chuyên gia sản khoa, việc phụ nữ mang thai phù chân còn có thể do tác động bởi các yếu tố sau:

  • Tiết trời quá nóng bức
  • Tiêu thụ quá nhiều muối
  • Đứng trong thời gian dài…

Việc chân phù khi mang thai có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Do đó, nỗi băn khoăn về việc “bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?” nhận được sự quan tâm của đông đảo chị em bầu bí. Hãy khám phá câu trả lời trong phần sau của bài viết này bạn nhé! 

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Cần lưu ý gì? 

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không? Câu trả lời là có. Phù chân khi mang thai là do máu khó lưu thông nên thói quen đi bộ đều đặn sẽ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn, giúp giảm phù nề. Tuy nhiên, khi đi bộ, chị em bầu bí cần lưu ý những điểm sau:

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu hoạt động thể chất, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để đảm bảo rằng đi bộ là phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn và không có bất kỳ hạn chế nào.
  2. Lựa chọn giày đi bộ phù hợp: Việc chọn giày cho bà bầu nên ưu tiên giày có đệm tốt, thoáng khí và đủ rộng để chân không bị bó chặt. Điều này giúp giảm áp lực lên chân và giảm nguy cơ phù chân.
  3. Thực hiện đi bộ đúng cách, đều đặn và theo lịch trình hợp lý: Bắt đầu từ những quãng đường ngắn, đường bằng phẳng và tăng dần khoảng cách. Đi bộ với tốc độ nhẹ nhàng, không gắng sức quá mức và thường xuyên nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi. Các mẹ bầu chỉ nên đi bộ vào những thời điểm mát mẻ trong ngày (sáng sớm hay chiều mát) để tránh tình trạng nóng bức, làm tăng nguy cơ mất nước. Đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, , có thể chia thành nhiều lần, 3-5 ngày trong tuần. Tuy nhiên, hãy lắng nghe cơ thể và chỉ đi bộ đến mức bạn cảm thấy thoải mái. 
  4. Đi bộ ở môi trường an toàn: Chọn địa điểm đi bộ an toàn như công viên, đường đi dạo hoặc máy chạy bộ trong phòng tập. Tránh đi bộ trên các mặt gồ ghề, trơn trượt hoặc nguy hiểm.
  5. Đảm bảo uống đủ nước khi vận động: Hãy đảm bảo uống đủ nước trước, trong và sau khi đi bộ để giữ cơ thể cân bằng nước và giảm nguy cơ phù chân.
  6. Đồng hành cùng người thân hoặc bạn bè: Đi bộ cùng người khác có thể tạo sự động viên và giữ động lực.
  7. Lưu ý các dấu hiệu cảnh báo: Nếu trong quá trình đi bộ bạn cảm thấy khó thở, mệt mỏi quá mức hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, hãy dừng lại và sau đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bà bầu bị phù chân không nên đi bộ khi nào? 

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không

Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc “bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?”, nhiều chị em bầu bí cũng quan tâm đến vấn đề bà bầu không nên đi bộ khi nào?

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có một số dấu hiệu cảnh báo cho thấy bà bầu bị phù chân không nên đi bộ và cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Các dấu hiệu này bao gồm:

  1. Cảm thấy khó thở: Nếu bạn cảm thấy khó thở, thở hổn hển hoặc không thể thở thoải mái khi đi bộ, hãy dừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch hoặc hô hấp. 
  2. Đau ngực: Nếu bạn có cảm giác đau ngực, nhức mỏi hoặc khó chịu trong lồng ngực khi đi bộ, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch. Hãy ngừng hoạt động và tìm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.
  3. Chóng mặt hoặc hoa mắt: Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng hoặc có triệu chứng hoa mắt trong quá trình đi bộ, hãy ngừng lại thông báo cho người đi cùng biết và tìm chỗ nghỉ ngơi, sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ. 
  4. Đau bụng hoặc cơn gò bụng: Nếu bạn có đau bụng dữ dội, cơn co gò bụng mạnh hoặc xuất huyết âm đạo trong quá trình đi bộ, hãy ngừng hoạt động thể chất này lại. Sau đó, hãy đi khám sớm. 
  5. Sưng phù và đau mỏi nặng: Nếu tình trạng phù chân của bạn không giảm đi sau khi nghỉ ngơi và đi bộ, và bạn cảm thấy đau mỏi nặng, có thể là dấu hiệu của vấn đề nặng hơn về tuần hoàn, chức năng thận. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đánh giá và điều trị.

Không thể phủ nhận rằng đi bộ khi mang thai mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu hãy nhớ luôn lắng nghe cơ thể và không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình đi bộ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên cụ thể và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5 ways to manage swollen legs and feet during pregnancy https://utswmed.org/medblog/swollen-feet-during-pregnancy/ Truy cập ngày 26/02/2024

Tips to decrease your swollen feet during pregnancy https://news.sanfordhealth.org/womens/pregnancy/tips-to-decrease-your-swollen-feet-during-pregnancy/
Truy cập ngày 26/02/2024

Swollen ankles, feet and fingers in pregnancy https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/swollen-ankles-feet-and-fingers/ Truy cập ngày 26/02/2024

Swelling during pregnancy https://www.pregnancybirthbaby.org.au/swelling-during-pregnancy Truy cập ngày 26/02/2024

What causes ankle swelling during pregnancy — and what can I do about it? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/swelling-during-pregnancy/faq-20058467 Truy cập ngày 26/02/2024

Phiên bản hiện tại

07/03/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Phù chân khi mang thai có nguy hiểm?

Bật mí 9 cách giảm phù chân khi mang thai hiệu quả tức thì


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 07/03/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo