backup og meta

Bà bầu bị nhiệt miệng thì phải làm sao?

Bà bầu bị nhiệt miệng thì phải làm sao?

Bà bầu bị nhiệt miệng hoặc loét miệng dẫu chưa hẳn là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Thế nhưng, tình trạng này lại gây khó chịu trong thời gian dài nếu như không có cách điều trị thích hợp.

Do hệ thống miễn dịch suy yếu và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố mà hiện tượng bà bầu bị lở miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. May mắn là lở miệng khi mang thai không phải là dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang gặp vấn đề và có thể chữa khỏi một cách dễ dàng.

Các dạng của nhiệt miệng

Có 3 dạng loét miệng khác nhau, bao gồm:

  • Loét miệng nhẹ: Đây là loại viêm miệng phổ biến nhất khi mang thai. Chúng sẽ có đường kính nhỏ, khoảng 2 – 9mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, nướu và lưỡi. Loét miệng hoặc loét nướu thường kéo dài từ 2 – 5 ngày ở những người không mang thai và có thể mất tới 10 ngày đối với phụ nữ mang thai.
  • Loét miệng nghiêm trọng: Tình trạng này ít phổ biến hơn so với các vết loét miệng nhỏ ở mẹ bầu. Loét miệng nghiêm trọng thường có đường kính khoảng 10 mm và đôi khi mất từ vài tuần đến một tháng để chữa lành. Chúng rất dễ nhìn thấy trên bề mặt lưỡi, nướu, niêm mạc miệng và thậm chí bên trong cổ họng. Những vết loét này có thể để lại sẹo và gây đau.
  • Loét Herpetiform: Loại loét miệng này do virus gây ra, có đường kính rất nhỏ, tầm khoảng 1mm. Chúng thường xuất hiện ở nhiều nơi với số lượng hàng chục vết loét. Phải mất 2 đến 3 tuần để chữa lành và đôi khi còn để lại sẹo.

Nguyên nhân bà bầu bị nhiệt miệng

nguyên nhân bà bầu bị nhiệt miệng

Tình trạng nhiệt miệng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn mang thai. Điều này là do hệ thống miễn dịch của mẹ bầu dần trở yếu hơn và nồng độ các nội tiết tố cũng có sự mất cân bằng. Bên cạnh đó, các thủ phạm khác cho tình trạng răng miệng này cũng bao gồm:

  • Thiếu vitamin: Loét miệng là triệu chứng thiếu vitamin B12
  • Căng thẳng: Một lý do quan trọng khiến bà bầu bị loét miệng là căng thẳng khi mang thai
  • Mất ngủ: Thiếu ngủ có thể gây mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mang thai, từ đó xuất hiện nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như bị loét miệng
  • Hệ miễn dịch kém: Hệ thống miễn dịch yếu dễ khiến các tình trạng răng miệng xuất hiện
  • Thiếu kẽm: Những vết loét này cũng là một biểu hiện của tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể mẹ bầu
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống mất cân bằng cũng khiến phụ nữ mang thai dễ bị loét miệng hơn. Nguyên nhân là bởi lúc này, bạn không nạp đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Dấu hiệu bà bầu bị nhiệt miệng

Triệu chứng phổ biến nhất của bị loét là vết thương xuất hiện bên trong miệng. Ngoài ra, có một số biểu hiện để nhận diện chính xác tình trạng cũng bao gồm:

  • Sốt
  • Hôi miệng
  • Ngứa lưỡi, nướu
  • Gặp khó khăn trong việc ăn uống
  • Đau rát bên trong miệng, đặc biệt là ở lưỡi và khoang miệng.

Bà bầu bị lở miệng trong tam cá nguyệt thứ 3 cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí trải qua hiện tượng chảy máu chân răng nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.

Phương pháp điều trị tình trạng nhiệt miệng ở mẹ bầu

Có rất nhiều cách khác nhau để điều trị loét miệng, từ sử dụng các phương pháp tự nhiên cho đến dùng thuốc. Sử dụng thuốc mỡ có thể là cách dễ nhất để điều trị nhiệt miệng nhưng mẹ bầu hãy cẩn thận đọc kỹ thành phần bởi một số sản phẩm sẽ chứa steroid, dễ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi trong bụng.

Cách trị nhiệt miệng cho bà bầu tại nhà

bà bầu bị nhiệt miệng

Một số biện pháp chữa nhiệt miệng tại nhà mà bạn có thế thử gồm:

1. Súc miệng bằng nước muối

Nước muối là chất khử trùng tự nhiên cũng như là phương thuốc tự nhiên trị nhiệt miệng khá tuyệt vời. Nếu cảm thấy nốt nhiệt miệng bắt đầu xuất hiện, mẹ bầu hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Điều này sẽ giúp giảm đau và tăng tốc quá trình chữa lành.

2. Súc miệng bằng baking soda

Baking soda mang tính kiềm và có khả năng trung hòa các axit trong miệng cũng như tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Điều này sẽ giúp vết lở nhanh lành hơn. Mẹ bầu chỉ cần trộn 1 muỗng cà phê baking soda cùng nửa cốc nước ấm và súc miệng. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy thực hiện 2 lần/ngày.

3. Dùng giấm táo

Giấm táo rất giàu axit axetic. Loại axit này có thể giúp kiềm chế vi khuẩn xấu và duy trì hệ vi sinh vật trong miệng khỏe mạnh, từ đó hỗ trợ vết lở miệng mau lành. Cách sử dụng giấm táo cũng khá đơn giản, bạn có thể làm theo 2 cách sau:

  1. Trộn chung với rau củ quả trong cách món salad
  2. Cho 1 muỗng giấm vào 250ml nước và súc miệng

4. Ăn húng quế

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng húng quế có đặc tính chống vi khuẩn. Nó cũng ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp làm dịu vết loét. Do đó, bạn hãy nhai vài lá húng quế tươi vào mỗi bữa ăn. Mẹ bầu cũng có thể ngâm lá trong nước nóng và sử dụng như nước súc miệng.

5. Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc mang đến tác dụng khá tốt trong việc hỗ trợ vết loét miệng mau lành cũng như rút ngắn thời bị nhiệt miệng. Bạn có thể uống 1 tách trà ấm trước khi đi ngủ hoặc đặt túi lọc trà lên trên vết loét nhằm giúp giảm đau.

Cách ngăn ngừa nhiệt miệng

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc biện pháp tự nhiên, hãy tạo những thói quen này để giúp ngăn ngừa lở miệng khi mang thai:

  • Uống đủ nước
  • Tránh thức ăn cay
  • Hạn chế cảm giác căng thẳng
  • Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin B12
  • Xỉa răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm nước đều đặn
  • Sử dụng nước súc miệng thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn xấu.

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Khi bị nhiệt miệng tấn công, nhiều mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống do sự cản trở của vết loét. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý đến vấn đề dinh dưỡng để cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động hằng ngày cũng như cho quá trình phát triển của thai nhi. Mặt khác, một số món ăn dành cho mẹ bầu trong trường hợp lở miệng bao gồm:

  • Sữa chua
  • Rau xanh
  • Chè hoặc nước đậu đen
  • Nước ép cà chua, nước chanh
  • Trái cây ướp lạnh như táo, mận, cam.

Bà bầu bị nhiệt miệng dẫu không hẳn là vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên chú ý và tìm cách điều trị để vết lở miệng không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Phương Uyên/HELLO BACSI

 

 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mouth Ulcers In Pregnancy – 12 Causes & 7 Symptoms You Should Be Aware https://www.momjunction.com/articles/mouth-ulcers-during-pregnancy_00338288/#gref ngày truy cập 25/06/2019

Mouth Ulcers in Pregnancy – Reasons, Signs & Treatment https://parenting.firstcry.com/articles/mouth-ulcers-during-pregnancy/?ref=interlink ngày truy cập 25/06/2019

11 Natural Home Remedies for Canker Sores https://www.drstevenlin.com/11-natural-home-remedies-for-canker-sores/ ngày truy cập 25/06/2019

 

Phiên bản hiện tại

06/12/2019

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Bà bầu ăn bơ đậu phộng có nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ?

Nguyên nhân giảm tiểu cầu khi mang thai và cách xử trí


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 06/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo