backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Ăn gan trong thai kỳ có an toàn hay không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 03/07/2020

    Ăn gan trong thai kỳ có an toàn hay không?

    Gan của mỗi loài động vật khác nhau mang những giá trị dinh dưỡng khác biệt. Việc trang bị những kiến thức về việc sử dụng gan trong chế biến món ăn là điều kiện cần để đảm bảo sức khỏe thai nhi không bị ảnh hưởng.

    Ăn uống lành mạnh là cách để giúp cho con bạn sinh ra khỏe mạnh. Những loại thức ăn mà bạn sử dụng khi mang thai sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà con lớn lên bên trong cơ thể bạn. Gan được biết đến là loại thực phẩm có cả ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực lên sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số hướng dẫn đơn giản giúp bạn sử dụng gan một cách an toàn cho thai kỳ.

    Gan có những dạng nào?

    Trên thế giới, gan được sử dụng dưới nhiều dạng:

  • Pate gan;
  • Gan cắt nhỏ;
  • Xúc xích gan.
  • Dù cho bạn ăn gan ở dạng nào đi nữa, tác động của nó hầu như là giống nhau. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở nguồn gốc xuất xứ của loại gan mà bạn ăn.

    Lợi ích của việc ăn gan trong lúc mang thai

    Gan chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nó có chứa:

    Đạm và axit folic rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của bé, sắt đảm bảo việc sản sinh đầy đủ lượng hemoglobin trong máu. Tuy vậy, lượng vitamin A quá nhiều trong cơ thể lại có thể mang đến rắc rối.

    Tác hại của việc ăn gan không đúng cách khi mang thai

    Gan chứa rất nhiều vitamin A. Hàm lượng vitamin có sự khác biệt ở những loại gan từ nguồn gốc khác nhau. Ví dụ như gan bò sẽ có lượng vitamin A cao hơn là gan gà. Vitamin A trong gan tồn tại ở dạng retinol. Sử dụng dư thừa vitamin A ở dạng này có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh.

    Dị tật bẩm sinh này bắt nguồn từ những đột biến và thậm chí có thể dẫn đến sự phát triển của các tế bào ung thư. Vì vậy retinol được xem như là có hại cho mẹ bầu và nên tránh ở bất cứ dạng nào. Ngoài ra, gan nó còn chứa nhiều cholesterol, không tốt cho sức khỏe. Chính vì thế, mẹ bầu cần cân đối việc sử dụng gan trong chế độ dinh dưỡng ở mức vừa đủ, không quá dư thừa nhé.

    Số lượng gan hợp lý là bao nhiêu?

    Không có một bằng chứng rõ ràng nào cho chúng ta biết nên ăn bao nhiêu gan trong lúc mang thai thì là đủ. Nếu không chắc chắn về điều này thì nên hạn chế chúng, đồng thời có thể sử dụng các loại thực phẩm thay thế khác an toàn hơn.

    Người ta nói rằng sử dụng khoảng 2.500 UI vitamin A mỗi ngày khi mang thai được xem là an toàn. Nếu mẹ bầu sử dụng nhiều hơn lượng này thì có thể phải đối mặt với nguy cơ trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh cũng như nhiều biến chứng khác.

    Nếu bạn đã muốn tránh việc tiêu thụ gan quá mức, tốt nhất bạn cũng nên tránh luôn các loại phẩm sau đây:

  • Những bữa ăn có sử dụng nguyên liệu từ gan;
  • Các loại thực phẩm bổ sung có chứa dầu gan cá tuyết hoặc dầu gan cá mập;
  • Các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có nồng độ vitamin A cao ở dạng retinol;
  • Các loại sản phẩm chăm sóc da có thành phần retinol.
  • Các nguồn vitamin A thay thế gan

    Dưới đây là danh sách những loại thức ăn thay thế gan giúp bổ sung vitamin A:.

    • Cà rốt;
    • Khoai lang;
    • Bí ngô;
    • Cải bó xôi;
    • Cải bắp;
    • Cải xoăn;
    • Cải xanh;
    • Lá rau củ cải đường.

    Tất cả những loại thực phẩm trên rất tốt cho sự phát triển của thị giác và có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. Lượng vitamin A chứa trong các loại rau củ này tồn tại dưới dạng beta-carotene, vốn tốt cho cơ thể chúng ta. Thật ra, nếu sử dụng điều độ thì không có gì là xấu cả, nên nếu mẹ bầu thích ăn gan và vẫn muốn dùng gan thì việc tiêu thụ một số lượng ít trong vài tháng cũng vẫn không sao cả nhé.

    Ngoài ra, sau khi bạn trải qua tam cá nguyệt thứ nhất, nguy cơ bị những tác hại xấu của vitamin A sẽ giảm xuống. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu rõ về cơ địa bản thân trước khi quyết định ăn gan trong lúc mang thai.

    Gan cũng có chứa một số chất có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng hợp lý thì hại lại nhiều hơn lợi nên mẹ bầu cần cân nhắc và sử dụng các loại thực phẩm thay thế nêu trên nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 03/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo