Trong một số trường hợp, bác sĩ yêu cầu thai phụ phải áp dụng phương pháp giục sinh. Hãy trang bị những kiến thức về giục sinh để chuẩn bị tâm lý trước và không lo lắng quá.
Mỗi lần mang thai là mỗi lần trải qua những điều mới mẻ khác nhau. Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu chữa trâu (thai già tháng mà không có dấu hiệu chuyển dạ) hay không may mắc phải chứng tiền sản giật, huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường, xuất huyết, suy thai, thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng và dưỡng khí lá nhau, bị vỡ ối 24 – 48 giờ nhưng không có hiện tượng chuyển dạ… nên cần phải giục sinh, có khi bé vẫn chưa sẵn sàng để chào đời. Điều này khiến bạn lo lắng vì bạn không biết phương pháp giục sinh là như thế nào? Nếu đang rơi vào tình huống này, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.
1. Đặt túi nước giục sinh
Điều này nghe có vẻ lạ nhưng đây là sự thật. Trước khi dùng hormone pitocin để kích thích cơn đau đẻ (phương pháp giục sinh), bác sĩ sẽ chèn một ống thông (ống thông tiểu Foley) có gắn quả bóng rất nhỏ vào cuối tử cung của bạn. Khi quả bóng được bơm căng nước sẽ gây áp lực lên cổ tử cung, giúp cổ tử cung mở và mềm hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu giãn ra, quả bóng sẽ được xả nước và ống thông cũng sẽ được lấy ra.
2. Phương pháp giục sinh diễn biến rất chậm
Sau khi tiêm picotin, mọi thứ dường như tiến triển rất chậm. Hầu như không có bất cứ một cơn co thắt trong khoảng 8 – 9 giờ sau đó.
3. Đi bộ
Bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều, thậm chí, bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao mình đi bộ nhiều như vậy mà không thấy đau đớn gì trong khi những sản phụ khác cứ lần lượt ra vô phòng sinh.
4. Đói
Bạn sẽ cảm thấy rất đói, nhưng không được ăn bất cứ món đặc nào sau khi tiêm picotin mà chỉ có thể ăn các món lỏng như súp, canh…
5. Vỡ ối nhân tạo
Nếu bạn không có bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào, bác sĩ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp vỡ ối nhân tạo. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách luồn que amnihook dọc theo ngón tay và xoay ngược lên để xé rách màng ối.
6. Túi nước ối có thể không vỡ
Bạn chưa bao giờ nghe thấy điều này? Thế nhưng, thực tế là có đấy, nếu sau khi thực hiện vỡ ối nhân tạo mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ để bạn nghỉ ngơi và thực hiện lại phương pháp này một lần nữa.
7. Những cơn co thắt mạnh mẽ
Bạn sẽ phải trải qua những cơn co thắt nhanh và mạnh hơn nhiều so với bình thường. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ khủng khiếp.
8. Nôn mửa
Bạn gần như không ăn bất cứ thứ gì nhưng khi bắt đầu đau đẻ, bạn sẽ muốn nôn mọi thứ có trong dạ dày ra.
9. Không ngồi xổm được
Lúc bạn thấy đau và co thắt, cơ thể bạn sẽ muốn ngồi xổm xuống để đưa đứa bé ra ngoài. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ không cho phép bạn làm như vậy vì điều này khiến họ không kiểm soát được tình hình.
10. Cổ tử cung không mở rộng
Trong lúc sinh, bạn sẽ phải đối diện với tình huống này. Dù đã cảm thấy rất đau đớn nhưng cổ tử cung vẫn chưa mở rộng quá 5cm.
11. Gây tê màng cứng
Nếu không thể chịu đựng được nữa, hãy yêu cầu bác sĩ gây tê ngoài màng cứng.
12. Cơn đau của sản phụ là điều bình thường với bác sĩ
Bạn đang quá đau đớn nhưng bác sĩ gây tê lại hết sức từ từ và có vẻ không quan tâm lắm đến cơn đau của bạn. Điều này rất dễ hiểu vì một ngày bác sĩ đã phải tiếp xúc rất nhiều sản phụ và gặp phải những tình huống này. Do đó, cơn đau của các sản phụ trở nên bình thường với những bác sĩ. Bạn cũng không nên quan tâm việc này và đừng nhạy cảm hay tỏ thái độ bực tức. Cố gắng giữ bình tĩnh, bác sĩ vẫn sẽ hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn này. Nếu quá đau, bạn có thể thông báo với bác sĩ biết tình trạng của mình để có hướng xử lý tốt nhất.
13. Kỳ vọng và sợ hãi
Những cơn đau sẽ kéo dài liên tục, thậm chí ngay cả sau khi sinh xong. Đây là điều mà bạn phải đối mặt khi gây tê ngoài màng cứng.
14. Bé cưng chào đời
Trong cơn đau đớn, bạn nghe bác sĩ nói đã nhìn thấy đầu của bé. Điều này sẽ khiến bạn có động lực để vượt qua quá trình đầy gian nan này đấy.
Có thể bạn quan tâm:
Giục sinh và những điều mà bạn nên biết
Thuốc giục sinh: Khi nào nên sử dụng?
[embed-health-tool-due-date]