backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Không có tinh trùng nên ăn gì: Bật mí các nguyên liệu từ Đông sang Tây dành cho quý ông

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 09/05/2022

    Không có tinh trùng nên ăn gì: Bật mí các nguyên liệu từ Đông sang Tây dành cho quý ông

    Không có tinh trùng nên ăn gì thường nhận được sự quan tâm của nam giới bên cạnh việc kết hợp điều trị y khoa nhằm cải thiện chất lượng sinh sản, nâng cao cơ hội đón nhận tin vui. 

    Việc nam giới rơi vào tình trạng tinh trùng quá ít, tinh trùng loãng đến mức khi xét nghiệm ly tâm đều không cho ra kết quả khả quan thì sẽ được nhận định rằng bạn đang mắc phải tình trạng không có tinh trùng

    Tin vui là hiện nay ngày càng có nhiều phương pháp giúp nam giới tăng khả năng sản xuất hoặc nâng cao chất lượng tinh trùng như tiêm nội tiết tố, bổ sung dưỡng chất, phẫu thuật (nếu vấn đề không có tinh trùng là do bệnh lý nào đó gây ra)… Ngoài ra, tìm hiểu không có tinh trùng nên ăn gì hay ăn uống theo các bài thuốc Đông y cũng sẽ góp phần đảm bảo quá trình chăm sóc sức khỏe sinh sản đạt hiệu quả. 

    Không có tinh trùng nên ăn gì? Hãy thử hoa nghệ tây

    Gợi ý đầu tiên cho thắc mắc không có tinh trùng nên ăn gì sẽ là nhụy hoa nghệ tây. Nhụy hoa nghệ tây hay còn gọi là saffron từ lâu đã được sử dụng như một loại gia vị, được nhiều người rỉ tai nhau là thảo dược có công dụng tăng cường chất lượng và số lượng tinh trùng.

    Theo đó, nam giới dùng 30mg nghệ tây mỗi ngày trong khoảng 4 tuần có thể giúp cải thiện được chức năng cương dương.

    Ngoài ra, saffron cũng rất hữu ích trong việc điều trị chứng trầm cảm, nâng cao tâm trạng và giảm căng thẳng. Đây đều là những yếu tố nguy cơ khiến cho tình trạng không có tinh trùng trở nên nghiêm trọng hơn. 

    Hàu tốt cho người không có tinh trùng

    Hàu dường như là cái tên không thể thiếu trong đáp án không có tinh trùng nên ăn gì và loại hải sản này cũng vô cùng nổi tiếng về khía cạnh chăm sóc sức khỏe sinh sản của nam giới. Việc nam giới ăn hàu có thể giúp làm tăng khả năng di chuyển của tinh trùng, nâng cao cảm giác ham muốn tình dục nhờ vào lượng khoáng chất kẽm dồi dào. 

    Chưa dừng lại ở đó, loại hải sản này còn được chứng minh là giúp tăng cường khả năng sinh sản, hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên rằng chỉ nên tiêu thụ 8 mg kẽm mỗi ngày vì liều lượng này có thể giúp cho hệ thống sinh sản của bạn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Do đó, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng về lượng hàu có thể ăn để đảm bảo không dư thừa khoáng chất kẽm nhé! 

    Không có tinh trùng nên ăn gì? Hãy thêm tỏi vào bữa ăn 

    không có tinh trùng nên ăn gì

    Tỏi có chứa một lượng đáng kể một số vitamin và chất dinh dưỡng cũng như đã được phát hiện có tác dụng tích cực đối với việc cải thiện khả năng sinh sản của nam giới.

    Nhờ vào đặc tính chống oxy hóa nên tỏi sẽ góp phần cải thiện chức năng sản xuất tinh trùng và mức độ testosterone (hormone cần thiết cho chức năng sinh lý nam giới). Ngoài ra, tỏi cũng có thể bảo vệ bạn khỏi những tổn thương lên chức năng sinh sản khi thực hiện hóa trị. Các quý ông chỉ cần ăn từ 1-2 tép tỏi mỗi ngày để vừa tạo cảm giác ngon miệng và cũng giúp cải thiện tình trạng không có tinh trùng nhé.

    Nhân sâm tăng cường sinh lực phái mạnh 

    Hai nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh nam và không có tinh trùng ở nam giới là khả năng di chuyển của tinh trùng (khiến tinh trùng không thể gặp trứng) và số lượng tinh trùng đều thấp. Việc sử dụng nhân sâm đúng cách có thể giúp giải quyết cả hai vấn đề trên. Nếu chúng ta thảo luận về khả năng của nhân sâm trong việc tăng cường sức khỏe tình dục, thì loại thảo dược quý này có thể làm được những điều sau: 

    • Tăng ham muốn tình dục 
    • Cải thiện hiệu suất khi lâm trận
    • Hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn cương dương 
    • Tăng số lượng tinh trùng 
    • Cải thiện chất lượng tinh trùng… 

    Bạn có thể dùng nhân sâm như một nguyên liệu để pha, hầm chung với thịt nhằm bồi bổ sức khỏe. Do đó, nhân sâm chính là đáp án cho câu hỏi không có tinh trùng nên ăn gì. Lưu ý là bạn nên chọn mua nhân sâm ở nơi uy tín nhằm tránh hiện tượng tiền mất tật mang do dùng nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng. 

    Có thể bạn quan tâm Trà nhân sâm: Thức uống bổ dưỡng lại giúp hâm nóng chuyện ấy

    Không có tinh trùng nên ăn gì? Bổ sung (củ) rễ cây maca

    không có tinh trùng nên ăn gì

    Củ maca (còn được gọi với tên là nhân sâm Peru hay sâm maca Peru) có công dụng tăng cường khả năng sinh sản của phụ nữ thông qua việc cân bằng nội tiết tố nữ để cải thiện cơ hội thụ thai. Tuy nhiên, loại thảo mộc này cũng đem đến hiệu quả tương tự ở nam giới. Củ cây maca giúp cải thiện chất lượng tinh trùng một cách hiệu quả. Theo một nghiên cứu, những người đàn ông tiêu thụ maca thường xuyên có tinh trùng khỏe mạnh nhiều hơn, nhiều tinh dịch hơn và nhiều tinh trùng hơn trong mỗi lần xuất tinh.

    Thịt dê rất tốt cho nam giới không có tinh trùng

    Thịt dê có tác dụng gì? Theo Đông y, thịt dê có tính nóng, giúp trừ hàn, bồi bổ cơ thể. Do đó, loại thịt này có công dụng hỗ trợ tăng khả năng cương dương và kéo dài thời gian quan hệ. Vì thế, phải mạnh thường rỉ tai nhau rằng thịt dê khi kết hợp cùng các vị thuốc khác sẽ giúp cải thiện những vấn đề như yếu sinh lý, không có tinh trùng… 

    Hello Bacsi giới thiệu vài món ăn với thịt dê cùng những nguyên liệu khác hay thảo dược mà bạn có thể thử gồm:

    Thịt dê hầm cùng pín bò  

    Nguyên liệu

    • Ngẩu pín bò: 100 gram
    • Thịt dê: 100 gram
    • Tủy heo: 100 gram
    • Gia vị nêm nếm 

    Cách làm

    • Rửa sạch từng nguyên liệu trên cùng rượu trắng và gừng để khử bớt mùi tanh.
    • Bật bếp, cho ngẩu pín bò, thịt dê, tủy heo vào nồi.
    • Đảo sơ qua các nguyên liệu sau đó cho nước vào, lượng nước ngập qua thịt một chút.
    • Đến khi thịt đã chín mềm thì nêm qua gia vị để vừa ăn hơn. 

    Cháo thịt dê nấu cùng nhục thung dung

    không có tinh trùng nên ăn gì

    Trong Đông y, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm, đi vào 2 kinh là thận và đại tràng, có công dụng bồi bổ thận, ích tinh, huyết. Do đó,  Đông y xem nhục thung dung là một vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc bổ thận tráng dương. Khi kết hợp cùng với thịt dê cùng nhục thung dung sẽ đem đến lợi ích tăng cường sức khỏe phái mạnh, nâng cao khả năng thụ thai, cải thiện tình trạng không có tinh trùng.

    Nguyên liệu 

  • Thịt dê: 100g
  • Gạo tẻ: 150g
  • Nhục thung dung: 15g
  • Hành ngò 
  • Gia vị khác như muối, tiêu, ớt, bột ngọt… 
  • Cách làm

    • Thịt dê đem rửa sạch, thái mỏng thành từng miếng.
    • Nhục thung dung rửa sạch sau đó cho vào nồi đất hầm nhừ.
    • Sau khi có được nước hầm từ nhục thung dung, bạn có thể lọc bỏ bã. 
    • Tiếp tục cho gạo tẻ, thịt dê vào nấu cùng với nước hầm nhục thung dung. 
    • Khi thịt đã mềm, nêm nếm các gia vị sao cho vừa ăn. 
    • Múc ra bát, rắc ngò lên trên và thưởng thức. 

    Không có tinh trùng nên ăn gì? Hãy chọn lộc nhung 

    Lộc nhung còn có tên gọi nhung hươu. Từ xưa, bộ phận này được xem như vị thuốc đại bổ, có nhiều tác dụng quý cho sức khỏe chẳng hạn như cải thiện chứng yếu sinh lý, liệt dương, rối loạn cương dương do chức năng thận bị suy giảm. Bạn có thể thử món cháo lộc nhung vừa lạ miệng nhưng không kém phần bổ dưỡng:

    Nguyên liệu

    • Gạo tẻ: 100g 
    • Lộc nhung hươu: 6g
    • Gừng tươi và các gia vị vừa đủ

    Cách chế biến:

    • Lộc nhung sơ chế sạch sẽ, thái lát mỏng hoặc giã nhuyễn. 
    • Gừng cạo vỏ, thái sợi nhỏ. 
    • Gạo tẻ sau khi vo sạch cho vào nồi, đổ nước vào nấu thành cháo. 
    • Thêm lộc nhung với gừng thái sợi vào. 
    • Sau khi các nguyên liệu đã mềm, nêm nếm các gia vị sao cho vừa ăn. 

    Hello Bacsi tin rằng đến đây hẳn là các bạn đã có được những thông tin hữu ích giải đáp cho thắc mắc “không có tinh trùng nên ăn gì?”. Chúc bạn sớm đón nhận tin vui!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 09/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo