backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Hỏi đáp Bác sĩ: Bị sa tử cung có mang thai được không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung · Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 24/03/2022

    Hỏi đáp Bác sĩ: Bị sa tử cung có mang thai được không?

    Bạn đọc hỏi 

    Chào bác sĩ,

    Em 30 tuổi, gần đây mỗi khi đi tiểu thấy khá khó khăn. Em thường xuyên thấy đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt. Tuần trước, em đi khám phụ khoa thì được bác sĩ chẩn đoán bị sa tử cung độ 1. 

    Em mới có một bé 4 tuổi, vợ chồng em dự định trong năm nay hoặc năm sau sẽ sinh thêm con. Bác sĩ cho em hỏi là em bị sa tử cung có mang thai được không? Nếu được thì khi mang thai em cần chú ý những gì để mẹ tròn con vuông ạ?

    Bích Phượng Lê, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

    Bác sĩ trả lời

    Chào bạn Bích Phượng Lê,

    Với câu hỏi “Sa tử cung có mang thai được không?” mà cụ thể với trường hợp của bạn là sa tử cung độ 1 có mang thai được không, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Hello Bacsi, sẽ giải đáp như sau:

    Trước khi trả lời câu hỏi “sa tử cung có mang thai được không?”, bác sĩ Nhung xin đề cập đôi nét về bệnh sa tử cung để bạn có được những thông tin cần thiết.

    Sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ. Bình thường tử cung được nâng đỡ bởi các cơ, tổ chức liên kết và dây chằng, vì một lý do nào đó, các tổ chức nâng đỡ này yếu, nhão đi gây ra tình trạng sa tử cung với các mức độ khác nhau. 

    Đây là một bệnh lý phụ khoa lành tính nhưng có thể gây khó chịu, mất thẩm mỹ làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, lao động của chị em phụ nữ.

    Các mức độ sa tử cung:

    • Độ I: Tử cung sa xuống thấp nhưng vẫn nằm trong âm đạo, chưa ra ngoài âm hộ
    • Độ II: Tử cung sa ra khỏi âm đạo, thập thò ngoài âm hộ khi đi lại, làm việc nặng hay rặn. Tuy nhiên khối này tự co lên sau đó.
    • Độ III: Tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm hộ và không thể tự co lên được nữa. 

    Nguy cơ chính dẫn đến bệnh lý này là:

    • Mang thai và sinh đẻ nhiều lần, hay sinh không an toàn, không đúng kỹ thuật, chấn thương sinh dục khi sinh…
    • Lao động nặng nhọc thường xuyên gây tăng áp lực ổ bụng, vùng chậu, nhất là lao động sớm sau sinh khi các tổ chức còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn.
    • Rối loạn dinh dưỡng ở phụ nữ lớn tuổi, mắc bệnh lý mãn tính, suy dinh dưỡng kéo dài…
    • Do yếu tố cơ địa: có thể gặp ở phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào, tử cung trung gian, tử cung ngả sau

    Triệu chứng sa tử cung độ I:

    sa tử cung có mang thai được không

    Sa tử cung độ I có triệu chứng nghèo nàn. Bệnh cảnh tiến triển chậm, diễn ra thầm lặng và thường được phát hiện ra qua thăm khám định kỳ hoặc tới khi sờ thấy khối sa lồi vùng âm hộ. Các triệu chứng như thấy khối sa lồi ngoài âm hộ, tức khó chịu, nặng bụng dưới, tiểu rắt, tiểu són, tiểu không tự chủ, có khi đại tiện khó… thường chỉ xuất hiện khi bệnh sa lâu, mức độ cao. 

    Trở lại với thắc mắc của bạn Bích Phương Lê là “sa tử cung có mang thai được không?” Trường hợp của bạn bị sa tử cung độ I nghĩa là mức độ nhẹ nhất. Thông thường chị em bị sa tử cung độ I thì chưa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nên vẫn có thể mang thai được. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như:

    Sa tử cung có mang thai được không? Câu trả lời là có thể được và còn phụ thuộc vào các vấn đề khác như: các bệnh lý kèm theo, sức khỏe chung, tuổi tác, tiền sử bệnh lý, tiền sử sản phụ khoa, điều kiện theo dõi thai sản… Dựa vào các yếu tố này mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho từng trường hợp cụ thể là có nên mang thai hay không? 

    Vì vậy, sau khi đã có được câu trả lời rõ ràng cho thắc mắc “sa tử cung có mang thai được hay không”, bạn Bích Phượng Lê cần cân nhắc kỹ và phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đối mặt với nguy cơ trước khi mang thai. Trường hợp nếu đang mang thai khi sa tử cung độ I bạn cần chú ý:

    • Thăm khám và theo dõi thai kỳ sát để phát hiện sớm nguy cơ và can thiệp kịp thời.
    • Giữ vệ sinh vùng kín tránh viêm nhiễm.
    • Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, tránh đi lại quá nhiều. Đồng thời cần xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, đủ nước, giàu chất xơ tránh táo bón.
    • Không nên quan hệ tình dục trong thai kỳ.
    • Tập các bài tập Kegel theo hướng dẫn của bác sĩ. 
    • Điều trị, kiểm soát các bệnh lý mãn tính như: táo bón mãn tính, các bệnh lý gây ho kéo dài.

     Bạn có thể xem thêm các bài viết:

    Sa tử cung sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và Cách điều trị 

    Mách mẹ sau sinh 6 bài tập chữa sa tử cung (sa sinh dục) tại nhà 

    Trân trọng!

    Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung

    Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 24/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo