backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Bạn biết gì về trữ đông tinh trùng?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hà Vũ · Ngày cập nhật: 28/07/2020

    Bạn biết gì về trữ đông tinh trùng?

    Y học ngày càng phát triển, kéo theo hàng loạt phương pháp sinh sản tiên tiến. Một trong số đó là hình thức trữ đông tinh trùng.

    Tháng 12/2014, sĩ quan Wenjian Liu bị bắn khi đang ngồi trong xe tuần tra. Thời điểm đó, anh mới 32 tuổi và vừa kết hôn được ba tháng. Tuy nhiên, gần 10 tháng sau, bé gái đầu lòng của vợ chồng anh đã chào đời, dù Liu đã chết trong đêm bị bắn đó.

    Bạn thắc mắc tại sao vợ Liu vẫn có thể mang thai dù chồng cô đã qua đời? Đó là do vào đêm chồng bị bắn, vợ Liu đã đề nghị trữ đông tinh trùng của chồng để sau này cô có thể thụ thai. Cuối cùng, điều kỳ diệu đã xảy ra. Bé gái của Liu vẫn chào đời dù cha bé đã qua đời từ khi bé còn chưa tượng hình.

    Vậy, trữ đông tinh trùng là gì và những ai đủ điều kiện để thực hiện phương pháp này?

    Trữ đông tinh trùng là gì?

    Đây là một kỹ thuật tương đối đơn giản nhưng đem lại ý nghĩa rất to lớn. Tinh trùng được lấy từ mào tinh hay tinh hoàn của người đàn ông, sau đó đem bảo quản ở môi trường thích hợp (ni tơ lỏng). Thời gian trữ đông ít làm ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, dù 5, 10 năm hay thậm chí lâu hơn vẫn có thể sinh được em bé. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo tinh trùng tốt nhất khi được sử dụng trong 5 năm đầu.

    Tinh trùng trước khi trữ đông sẽ được kiểm tra khả năng di chuyển. Giai đoạn ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng nhất là thời điểm đông tinh và rã tinh. Lúc đông tinh, bác sĩ phải hạ nhiệt độ từ 37 độ C xuống –196 độ C và ngược lại ở lúc rã đông. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở hàng trăm độ C dễ khiến chất lượng tinh trùng bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên thực hiện phương pháp này ở các bệnh viện lớn, nơi có đội ngũ bác sĩ uy tín và giàu kinh nghiệm.

    Ngoài thụ thai tự nhiên (bơm tinh trùng vào tử cung người phụ nữ), tinh trùng đông lạnh còn được sử dụng cho thụ tinh trong ống nghiệm.

    Những ai nên thực hiện trữ đông tinh trùng?

    – Các bệnh nhân chết não là đối tượng đầu tiên nên thực hiện phương pháp này. Sau đó là trường hợp người chồng đi công tác xa hoặc sắp phải thực hiện các thủ thuật như xạ trị, vô hóa chất…

    – Những trường hợp mắc bệnh lý như teo tinh hoàn do quai bị hay gặp vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục cũng nên trữ đông tinh trùng.

    – Những người làm việc trong các lĩnh vực, môi trường có nguy cơ bị vô sinh cao như lái xe, xây dựng (nguy cơ tai nạn), thợ máy, cứu hỏa (nhiệt độ), người tiếp xúc nhiều với các chất hóa học, phóng xạ… cũng cần nghĩ đến việc để dành “con giống”.

    – Một số trường hợp có mẫu tinh trùng chất lượng không tốt. Khi đó, đông tinh trùng chính là cách để tăng số lượng của tinh chất, đảm bảo cho hỗ trợ sinh sản sau này.

    – Cuộc sống khó có thể nói trước điều gì, cho nên kể cả khi khỏe mạnh, nam giới cũng nên trữ đông tinh trùng. Nếu chẳng may sau này bạn rơi vào tình trạng mãn kinh sớm do áp lực công việc, rượu bia, thuốc lá… thì vẫn có khả năng sinh con.

    trữ đông tinh trùng

    Lưu ý khi trữ đông tinh trùng

    – Không thực hiện “theo phong trào”.

    Tuy ai cũng có nguy cơ giảm khả năng sinh sản, nhất là khi tuổi lớn dần, nhưng không nên vì thế mà đổ xô đi trữ đông tinh trùng. Bởi lẽ, tinh trùng sau khi rã đông vẫn có thể không sử dụng được nữa (hoặc sử dụng được nhưng người vợ không thể mang thai). Do đó, bạn chỉ nên xem trữ đông tinh trùng là giải pháp tình thế nhằm duy trì khả năng sinh sản một cách tương đối, chứ nó không duy trì khả năng sinh sản mãi mãi.

    – Trước khi thực hiện, bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Họ sẽ thăm khám để đo chất lượng tinh trùng, từ đó quyết định có trữ đông hay không. Việc làm này sẽ giúp bạn không tốn kém chi phí bảo tồn trong trường hợp tinh trùng kém chất lượng khi trữ đông.

    – Phương pháp trữ đông tinh trùng cũng được áp dụng cho người đã chết. Tinh trùng càng lấy sớm càng khỏe. Thời điểm tốt nhất là khi người đàn ông tử vong dưới 3 giờ. Người chết sau 3 giờ hầu như không thể hoặc rất khó lấy tinh trùng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hà Vũ · Ngày cập nhật: 28/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo