Ngoài ra, chất lượng và mùi vị sữa mẹ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thực phẩm mà mẹ ăn. Vì vậy, khi mẹ ăn bánh tráng trộn, đặc tính nóng của món ăn vặt này có thể khiến sữa mẹ không còn thanh mát và gián tiếp gây ra tình trạng nóng trong ở trẻ sơ sinh.
2. Phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không khi món ăn này có nhiều gia vị cay nồng?
Bởi vì trẻ có thể cảm nhận được sự thay đổi mùi vị của sữa mẹ khi mẹ ăn những thực phẩm khác nhau. Do đó, khi mẹ ăn bánh tráng trộn, trẻ sơ sinh bú mẹ có thể cảm nhận được vị cay và mùi nồng của món ăn vặt này. Những thức ăn có vị cay này được cho là có thể gây đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy và phát ban ở trẻ đang bú mẹ. Hơn nữa, vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, nên thức ăn cay có thể làm đường ruột trẻ bị kích ứng.
Mặc dù vẫn có trẻ em sẽ bú mẹ lâu hơn khi mẹ ăn tỏi, nhưng một số trẻ có cơ địa nhạy cảm và không thích vị cay nồng có thể sẽ quấy khóc hoặc bú ít hơn nếu mẹ ăn bánh tráng trộn có vị cay, mùi nồng.
3. Bánh tráng trộn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Thông thường, những bịch bánh tráng trộn được bán ngoài đường hoặc các tiệm bánh tráng, trà sữa. Nhưng quy trình chế biến món ăn này có thể không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là khi mua bánh tráng trộn ở vỉa hè. Điều này có thể khiến mẹ bị tiêu chảy, nôn ói, đặc biệt là sau khi sinh, đường ruột của mẹ còn chưa hoạt động bình thường trở lại.
Không những thế, vi khuẩn từ bánh tráng trộn không sạch sẽ có thể truyền cho trẻ sơ sinh qua đường sữa mẹ, khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiều bệnh nguy hiểm. Đồng thời, vì hệ vi sinh đường ruột của bé chưa hoàn thiện, bánh tráng trộn có thể gây tác động tiêu cực cho sức khỏe tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Hello Bacsi tin rằng những lý giải trên đã trả lời cho băn khoăn mẹ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không.
Những lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn bánh tráng trộn
Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc phụ nữ sau sinh ăn bánh tráng trộn được không nữa rồi. Tuy nhiên, mẹ bỉm vẫn cần ghi nhớ một số điều sau để đảm bảo an toàn khi ăn bánh tráng trộn:
- Không ăn bánh tráng trộn để lâu, để qua đêm.
- Không ăn bánh tráng trộn khi quá đói vì xoài chua và ớt cay có thể gây cồn cào ruột.
- Không ăn bánh tráng trộn thay thế bữa chính mà chỉ nên ăn như một món ăn vặt.
- Hạn chế mua bánh tráng trộn bán ngoài vỉa hè vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách tốt nhất là nếu quá thèm, mẹ hãy tự tay lựa chọn nguyên liệu tươi ngon và làm bánh tráng trộn tại nhà.
Cách làm bánh tráng trộn ngon chuẩn vị và an toàn cho phụ nữ sau sinh
Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc “sau sinh ăn bánh tráng trộn được không?” là nên hạn chế, cụ thể là không nên ăn bánh tráng trộn trong vòng ít nhất 6 tháng sau sinh, nhưng nếu mẹ rất muốn ăn bánh tráng trộn thì có thể ăn một ít. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo nguyên liệu làm bánh đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cách tốt nhất là mẹ nên tự làm bánh tráng trộn tại nhà, vừa đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc thực phẩm, vừa có thể gia giảm nguyên liệu phù hợp với chế độ ăn uống sau sinh. Hãy để Hello Bacsi hướng dẫn bạn một cách làm bánh tráng trộn ngon, bổ, an toàn cho cả mẹ và bé.
1. Nguyên liệu làm bánh tráng trộn cho phụ nữ sau sinh
Những nguyên liệu để làm nên món bánh tráng trộn rất dễ tìm, dễ mua. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được chế biến sạch sẽ, bạn nhé! Những nguyên liệu cần thiết cho món bánh tráng trộn là:
- Bánh tráng
- Trứng cút
- Hành lá
- Hành tím
- Tắc
- Đậu phộng
- Xoài sống
- Rau răm
- Ruốc khô
- Khô bò, khô gà làm sẵn hoặc tự làm
- Dầu ăn
- Gia vị: đường, muối, muối tôm, nước tương
2. Cách làm bánh tráng trộn cho phụ nữ sau sinh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!