3. Táo bón sau mổ do cơ thể bị thiếu nước
Tương tự như việc ăn trước khi mổ, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu chỉ uống một lượng nhỏ hay thậm chí là nhịn uống nước trước ca phẫu thuật. Việc hấp thụ quá ít chất lỏng khiến cơ thể bị rối loạn chức năng đào thải. Không những thế, khi cơ thể bị thiếu nước, chất lỏng trong phân sẽ ít hơn. Điều này có thể khiến phân bị khô và cứng, gây ra vấn đề khó đi tiêu.
4. Ít vận động

Hoạt động thể chất là một trong những yếu tố kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thường phải dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi trên giường để phục hồi sức khỏe. Điều này có thể làm chậm quá trình đi tiêu của cơ thể và kích hoạt cơn táo bón.
5. Táo bón sau mổ do ảnh hưởng của thuốc gây mê
Thuốc mê không chỉ giúp đưa bệnh nhân chìm vào giấc ngủ. Công dụng của thuốc này còn làm tê liệt các cơ bắp, bao gồm cả ruột. Ruột của bệnh nhân có thể bị tê liệt trong quá trình phẫu thuật cùng với tay, chân và các bộ phận khác. Điều này làm ngừng các cơn co thắt cơ để đẩy thức ăn dọc theo đường ruột. Cho đến khi thuốc gây mê hết tác dụng, thức ăn mới tiếp tục được “di chuyển” bên trong đường ruột. Đây chính là lý do khiến nhiều người bị táo bón sau mổ.
6. Một số yếu tố khác
Ngoài 5 nguyên nhân phổ biến trên, vẫn còn một số yếu tố gây ra tình trạng táo bón sau mổ. Cụ thể là:
- Chứng sưng, viêm do chấn thương phẫu thuật hoặc các biến chứng như nhiễm trùng
- Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Bệnh nhân có thể cảm thấy choáng ngợp, lo lắng thái quá sau khi phẫu thuật, từ đó dẫn đến căng thẳng và gây ra táo bón. Ngược lại, cảm giác táo bón cũng có thể làm tăng thêm căng thẳng. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến tình trạng táo bón kéo dài.
- Các bệnh cơ bản như bệnh Parkinson, rối loạn tuyến giáp, hội chứng ruột kích thích… cũng có thể gây ra táo bón sau mổ.
Mách bạn 5 cách trị táo bón sau mổ hiệu quả
Táo bón không được điều trị có thể gây khó chịu và dẫn đến các biến chứng, đặc biệt là sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, điều quan trọng là luôn hỏi bác sĩ trước khi sử dụng những phương pháp giảm táo bón, vì một số cách có thể không an toàn sau một số thủ thuật y tế.
Những cách trị táo bón dưới đây khá nhẹ nhàng, có thể phù hợp với đa số các trường hợp táo bón sau mổ. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các biện pháp này.
1. Uống nhiều nước hơn
Nước giúp phân hủy thức ăn trong dạ dày, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Mất nước khiến cơ thể dễ bị táo bón. Vì vậy, điều quan trọng là phải uống nước thường xuyên trong ngày để giữ đủ nước cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy uống ít nhất bốn ly nước mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh nước lọc, uống nước hoa quả pha loãng, đặc biệt là nước ép mận, cũng có thể hữu ích.
2. Vận động nhẹ sau phẫu thuật

Như đã giải thích ở trên, ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón sau mổ. Chính vì vậy, khi vết thương mổ đã ổn định và được sự đồng ý của bác sĩ, bạn nên bắt đầu vận động bằng những bước di chuyển ngắn. Ban đầu, hãy thử đi dạo chậm rãi quanh phòng bệnh, rồi đến quanh hành lang bệnh viện hoặc quanh nhà. Việc thực hiện các hoạt động thể chất khác cũng giúp thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn và kích thích nhu động ruột.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!