Đau đầu khi rung lắc cảnh báo hệ thần kinh điều khiển vận động ở vùng đầu cổ đang gặp “trục trặc”. Điều này khiến nhiều người lo lắng vì không biết bệnh đau đầu khi rung lắc không tự chủ là gì, có nguy hiểm không và làm sao để kiểm soát nó. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây bệnh và các cách chữa đau đầu khi rung lắc mất kiểm soát nhé!
Đau đầu khi rung lắc là gì? Nguyên nhân gây nên rung lắc đầu không tự chủ
Run lắc không tự chủ là một chứng rối loạn thần kinh (hệ thần kinh). Đặc trưng của bệnh là sự run rẩy hoặc run rẩy không chủ ý của các bộ phận cụ thể của cơ thể, thường là đầu và tay. Đây cũng được biết đến là hội chứng rung lắc đầu ở người lớn.
Khi gặp phải trường hợp lắc đầu bị đau, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua dấu hiệu này. Đau đầu khi rung lắc không tự chủ xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Cùng điểm qua 6 lý do khiến đầu bị lắc là bệnh gì?
1. Bệnh run vô căn
Run vô căn được coi là căn bệnh phổ biến nhất khiến đầu gật gật hoặc lắc lắc không kiểm soát và thường di truyền từ bố mẹ sang con cái với tỷ lệ khoảng 50%. Bệnh này không chỉ gây run giật ở đầu mà còn gây run ngón tay và bàn tay, nhất là khi cầm nắm đồ vật, khiến sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn.
2. Bệnh Parkinson
Ảnh hưởng của bệnh và các thuốc điều trị bệnh Parkinson cũng có thể là nguyên nhân khiến đau đầu khi rung lắc thường xuyên và liên tục.
3. Nguyên nhân đau đầu khi rung lắc: Tổn thương não bộ
Não bộ có thể bị ảnh hưởng do chấn thương, phẫu thuật, di chứng tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu não mạn tính vì tăng huyết áp. Thoái hóa đốt sống cổ gây rối loạn chuyển động cơ ở vùng đầu cổ. Khi não tổn thương, bạn dễ bị rung lắc đầu không tự chủ.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng các thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm kéo dài cũng có thể gây rung lắc đầu không tự chủ hay nháy mắt thường xuyên.
5. Tác động từ môi trường
Áp lực từ công việc và cuộc sống, sinh hoạt không điều độ hoặc tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm… cũng là các yếu tố nguy cơ dẫn đến rung lắc đầu và khiến tần suất xảy ra ngày càng nhiều hơn.
6. Các nguyên nhân khác
Rối loạn trương lực cơ cổ, bệnh động kinh, bệnh huntington, teo cơ đa hệ thống cũng là những bệnh liên quan đến tình trạng rung lắc đầu không tự chủ.
Đau đầu khi rung lắc không tự chủ có nguy hiểm không?
Mặc dù không phải là bệnh nghiêm trọng. Nhưng hội chứng rung lắc đầu thường xuyên lại gây bất tiện cho người bệnh khi ăn uống, nói năng, giao tiếp, có thể khiến họ tự ti và ngại xuất hiện nơi đông người.
Tuy nhiên, nếu tình trạng rung lắc đầu diễn tiến theo chiều hướng xấu đi. Bạn nên cẩn trọng bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nền gây rung lắc đầu đang trở nặng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bạn biết gì về chứng đau đầu căng cơ?
Có cách nào chữa đau đầu khi rung lắc hay không?
Có cách nào chữa đau đầu khi rung lắc hay không?
Để kiểm soát chứng đầu rung lắc không tự chủ và chữa trị các bệnh lý liên quan hiệu quả hơn. Bạn cần xây dựng và theo đuổi lối sống lành mạnh. Đây là cách giúp hệ thần kinh làm việc hiệu quả hơn, đồng thời bạn cũng hạn chế được tác dụng phụ của các thuốc điều trị.
1. Xây dựng “thực đơn xanh” để làm sạch não bộ
Bạn hãy lập ra một chế độ ăn với nhiều rau lá xanh, trái cây, cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, hạnh nhân, đậu nành. Những thực phẩm này là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất, omega-3 và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ não bộ khỏi các yếu tố độc hại, tác nhân kích thích gây tổn thương và thoái hóa não. Nhờ đó, bạn sẽ cải thiện được triệu chứng và nâng cao hiệu quả chữa đau đầu khi rung lắc.
2. Tập thể dục kết hợp vật lý trị liệu mỗi ngày
Thói quen tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày là cách tốt nhất để cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai các cơ ở đầu cổ. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ hoặc kết hợp với vật lý trị liệu. Ngoài ra, massage, châm cứu hay bấm huyệt để cải thiện chứng rung lắc đầu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
3. Giảm rung lắc đầu không tự chủ bằng việc thư giãn
Một trong những yếu tố khiến triệu chứng đầu rung lắc trở nên tồi tệ hơn là do tâm lý quá lo âu, căng thẳng. Vì vậy, bạn nên học cách thư giãn tinh thần.
Bạn có thể giảm lo âu bằng cách ngồi thiền, tập yoga hay đơn giản là hít sâu, thở chậm và giữ tinh thần thoải mái.
4. Loại bỏ những thói quen xấu
Những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống quá nhiều bia rượu hay cà phê, thường xuyên thức khuya và căng thẳng kéo dài sẽ khiến hoạt động của hệ thần kinh bị kích thích, rối loạn, khiến chứng rung lắc đầu thêm trầm trọng và phiền toái.
>>> Bạn có thể quan tâm: Hay bị đau đầu là triệu chứng của bệnh gì? Đọc và cảnh giác!
Bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về cách ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc hợp lý để cải thiện các nguyên nhân khiến bạn hay lắc đầu không tự chủ. Khi đã có một lối sống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý, chứng rung lắc đầu sẽ không còn là rào cản đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn nữa!
[embed-health-tool-bmi]