Người lớn tuổi cần được chăm sóc sức khỏe vô cùng kỹ càng. Vậy nên lưu tâm đến huyết áp, nhịp tim, đường huyết và các vấn đề sức khỏe khác của ba mẹ để hỗ trợ y tế kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
3. Lên kế hoạch chăm sóc chu đáo và hợp lý

Chăm sóc ba mẹ lớn tuổi cần một kế hoạch rõ ràng và chi tiết. Bạn hãy để ý tới những điều sau:
• Người chăm sóc: Kế hoạch chăm sóc còn tùy thuộc ba mẹ lớn tuổi cần được chăm sóc một phần hoặc cần hỗ trợ mọi lúc. Nếu ba mẹ còn minh mẫn và có thể tự lo một số sinh hoạt cá nhân, chỉ cần được hỗ trợ bữa ăn và chăm sóc giấc ngủ thì cả gia đình có thể cùng chăm sóc. Nếu ba mẹ sức khỏe yếu hoặc không còn minh mẫn thì cần xác định người chăm sóc chính. Nếu người chăm sóc chính chưa nghỉ hưu thì có thể xem xét xin nghỉ việc hoặc thuê người chăm sóc chính và những thành viên khác sẽ hỗ trợ.
• Chuẩn bị tài chính: Cả gia đình cần chuẩn bị chu đáo về mặt tài chính để có thể chăm sóc bố mẹ lớn tuổi chu đáo. Nếu một người phải nghỉ việc, hoặc phải tìm người chăm sóc vấn đề về tài chính của gia đình sẽ có nhiều thay đổi.
• Chuẩn bị về chăm sóc y tế: Người chăm sóc cần chuẩn bị bảo hiểm, đăng ký nơi khám chữa bệnh và có những chuẩn bị tài chính chu đáo nếu ba mẹ bị bệnh mạn tính hoặc sức khỏe yếu.
4. Tạo không gian sống thoải mái cho ba mẹ
Lựa chọn nơi ở và thu xếp không gian sống là một phần quan trọng khi chăm sóc ba mẹ lớn tuổi. Người lớn tuổi thường thích những nơi yên tĩnh, không ồn ào. Vì vậy, không gian sống của người cao tuổi cần lành mạnh, thân thiện, tránh tiếng ồn từ tivi, nhạc.
Người lớn tuổi cũng luôn mong muốn sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình, vì vậy bạn nên tránh to tiếng hay tranh cãi. Ngoài ra, nơi ở cho người lớn tuổi cần có đủ ánh sáng, tốt nhất là có cây xanh và hoa tươi.
5. Dành thời gian trò chuyện với ba mẹ
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!