Viêm phổi không điển hình là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá nhé!
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Viêm phổi không điển hình là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu và khám phá nhé!
Viêm phổi không điển hình là gì? Đây là tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi một nhóm vi khuẩn không điển hình, bao gồm mycoplasma pneumoniae, legionella pneumophila và chlamydophila pneumoniae. Viêm phổi không điển hình thường có triệu chứng nhẹ hơn hẳn bệnh viêm phổi điển hình, thậm chí mọi người có thể không biết rằng họ đang bị viêm phổi.
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn mycoplasma và chlamydophila, triệu chứng của bệnh viêm phổi không điển hình thường khá nhẹ. Nếu vi khuẩn legionella là nguyên nhân gây bệnh thì triệu chứng có thể nặng hơn, nhất là trong 4-6 ngày đầu tiên, sau đó, bệnh thường cải thiện trong 4 đến 5 ngày. Người bệnh thường phải mất thời gian khá lâu mới khỏi hoàn toàn.
Một số triệu chứng thông thường mà người bệnh có thể mắc phải bao gồm:
Những triệu chứng khác bao gồm:
Ngoài ra, viêm phổi không điển hình còn có những triệu chứng ít xảy ra như:
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng như sốt, ho, thở gấp trở nên nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng này có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, bạn cần sự tư vấn của bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác liệu mình có đang mắc phải bệnh viêm phổi hay không.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi không điển hình là do các vi khuẩn không điển hình, bao gồm:
Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh viêm phổi không điển hình. Dạng phổ biến nhất là do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae gây ra và thường xuất hiện ở trẻ em hoặc người lớn dưới 40 tuổi.
Viêm phổi không điển hình là bệnh có thể lây nhiễm. Những người thường sống và làm việc ở những nơi đông đúc như trường học, chỗ ở dành cho người vô gia cư và nhà tù, thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tiến trình lây nhiễm sẽ xảy ra khi một người tiếp xúc với nước bọt hay nước mũi của người đã bị nhiễm bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi không điển hình bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh được dựa vào tiền sử bệnh án, kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như xét nghiệm máu và đờm. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện chụp X-quang ngực để phân biệt viêm phổi không điển hình với bệnh viêm phế quản cấp tính. Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp xét nghiệm sau:
Bệnh viêm phổi không điển hình có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 2 tuần trở lên. Các triệu chứng sốt và khó chịu có thể được kiểm soát bằng aspirin (chú ý không dùng aspirin cho trẻ em), thuốc kháng viêm không chứa steroidal (NSAIDs, ibuprofen, naproxen) hoặc acetaminophen. Ngoài ra, người bệnh viêm phổi không điển hình nên uống nhiều nước để giúp làm dịu hệ bài tiết và hô hấp.
Trong một số trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự hết mà không cần phải điều trị. Khi bệnh viêm phổi không điển hình trở nặng, người bệnh có thể phải nhập viện để được truyền thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch và hỗ trợ truyền oxy.
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ phương pháp điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!