Sau khi ăn, bạn nhận thấy có những triệu chứng bất thường dẫn đến các cơn ho hen nghiêm trọng. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Làm thế nào để phòng ngừa chúng hiệu quả?
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Sau khi ăn, bạn nhận thấy có những triệu chứng bất thường dẫn đến các cơn ho hen nghiêm trọng. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Làm thế nào để phòng ngừa chúng hiệu quả?
Người mắc hen suyễn thường bị co thắt đường dẫn khí dẫn đến thở khò khè, ho và khó thở. Theo bác sĩ, ho là nguyên nhân chính hoặc triệu chứng hen suyễn duy nhất ở một số bệnh nhân. Lên cơn ho hen sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và các nguyên nhân này được gọi là tác nhân kích thích. Xác định nguyên nhân gây hen suyễn có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu, nếu một người ho hơn mười ngày cộng thêm khó thở, thở khò khè hoặc thở hổn hển thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Khi đi khám, bác sĩ sẽ đo chức năng phổi của bệnh nhân bằng một dụng cụ được gọi là phế dung kế (spirometer) hoặc yêu cầu người bệnh thổi vào máy đo dung tích tối đa của phổi – một dụng cụ đơn giản để đo lượng không khí một người có thể hít vào và thở ra. Sau đó, bác sĩ sẽ xem xét hồ sơ bệnh án và hỏi liệu người bệnh có từng bị hen suyễn hay không để xác định các yếu tố kích thích.
Axit trào ngược, loại axit dạ dày dự trữ trong thực quản, có thể gây ra bệnh suyễn. Ăn thực phẩm béo, gia vị, tiêu, sô cô la, giấm, gia vị chua như mù tạt hay sốt cà chua và uống rượu có thể dẫn đến trào ngược axit làm gây ho hen. Một số loại thực phẩm nhất định khác cũng có thể gây ho hen. Chuyên gia đã liệt kê các loài cá, tôm, đậu phộng, đậu nành, lúa mì và các chất phụ gia thực phẩm vào danh sách các chất kích thích ho hen. Ăn những loại thực phẩm này có thể làm bạn dễ dàng bị ho hen.
Bạn có thể kiểm soát hen suyễn bằng cách tránh xa các tác nhân gây kích thích. Bạn nên làm xét nghiệm dị ứng để xác định loại thực phẩm kích ứng và tránh ăn những thực phẩm này. Nếu bạn bị trào ngược axit, bạn nên tránh ăn thức ăn gây trào ngược, dùng thuốc chống trào ngược và không nên nằm ngay sau khi ăn để tránh tình trạng trào ngược nặng hơn.
Các bác sĩ thường điều trị bệnh hen suyễn bằng nhiều loại thuốc bao gồm thuốc kháng histamin, steroid và thuốc giãn phế quản để làm rộng đường thở. Các thuốc đối kháng beta có tác dụng dài lâu làm giảm viêm và giúp làm rộng đường hô hấp, chúng thường được dùng kèm với thuốc steroid. Nhưng những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen dữ dội hơn. Bạn có thể tiêm thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh để làm dịu cơn hen trong trường hợp lên cơn.
Kiểm soát bệnh suyễn sẽ bao gồm liệu trình dùng thuốc và thay đổi lối sống. Bạn nên cố gắng tránh xa các chất kích ứng như bụi từ môi trường và những thứ có thể gây ho hen, chẳng hạn như các loại thực phẩm nhất định mà bạn dị ứng. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn hàng ngày theo dõi và ghi lại số liệu đo lưu lượng đỉnh. Điều này sẽ giúp bạn biết liệu thuốc bạn đang dùng có kiểm soát được bệnh hen suyễn hay không. Nếu số liệu đo lưu lượng đỉnh của bạn bắt đầu giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn cũng nên mang theo ống hít làm dịu cơn hen nhanh đề phòng trường hợp lên cơn suyễn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng máy xông mũi họng để kiểm soát bệnh hen suyễn cùng các triệu chứng hiệu quả hơn.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng ho hen, hen suyễn sau bữa ăn hiệu quả!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!