Một vài tác nhân gây suyễn phổ biến bao gồm ô nhiễm không khí, chất dị ứng, không khí lạnh, các bệnh về đường hô hấp, bệnh trào ngược dạ dày, chứng ợ chua, khói thuốc và nước hoa đậm mùi.
Ngoài ra, có nhiều việc bạn có thể tự làm để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những cơn suyễn và làm dịu đi các triệu chứng. Thêm vào đó, đảm bảo những người xung quanh biết về tình trạng hen suyễn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn trong trường hợp lên cơn suyễn bất ngờ. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo các loại thuốc cắt cơn hen suyễn tức thời phải luôn trong tình trạng sẵn sàng. Dưới đây là một vài giải pháp nhằm giảm thiểu cơn hen suyễn tại nhà:
Tránh độ ẩm
Để giảm cơn hen suyễn, bạn phải chú ý đến chất lượng không khí. Thời tiết quá nóng ẩm cộng với chất lượng không khí không tốt có thể gây kích phát các triệu chứng ở nhiều người. Ngoài ra, tránh những vùng bị ô nhiễm nặng có thể khiến tình trạng hen suyễn thêm trầm trọng.
- Sử dụng một máy điều hòa nhiệt độ để hạ độ ẩm trong nhà và giảm lượng phấn hoa trong không khí có nguồn gốc từ cây xanh, cỏ trồng và cỏ dại len lỏi chui vào trong;
- Đóng cửa sổ vào mùa cây cỏ thụ phấn;
- Nếu sống trong vùng khí hậu ẩm ướt, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng máy hút ẩm;
- Tránh sống gần đường cao tốc hoặc đoạn giao nhau có nhiều xe qua lại, nơi mà nguy cơ bị ô nhiễm không khí cao hơn;
- Nếu được, chuyển đến nơi mà bạn có thể tận hưởng không khí khô ráo và trong lành;
- Tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
Hạn chế phơi nhiễm với bụi
Do đặc tính gây dị ứng, bụi là một trong những tác nhân gây hen suyễn phổ biến nhất bởi nó chứa những phần tử phấn hoa, nấm mốc, sợi vải từ quần áo và thuốc tẩy nhỏ li ti. Một tác nhân gây suyễn tương tự là mạt bụi nhà. Đây là những con bọ nhỏ xíu sống trong khăn trải giường, chăn, gối ôm, nệm, nội thất mềm, thảm chùi chân và các loại thú nhồi bông. Do vậy, hãy cố gắng giữ nhà bạn sạch bụi và mạt bụi bằng những cách dưới đây
- Lau chùi và thay thế máng lọc máy lạnh thường xuyên;
- Loại bỏ thảm chùi chân và khăn trải giường nặng khỏi phòng ngủ;
- Thường xuyên giặt tất cả những vật dụng trên giường ngủ và thú nhồi bông bằng nước nóng;
- Dùng bao gối và bao nệm có thể khử các ứng nguyên;
- Hút bụi hai lần một tuần;
- Thường xuyên quét bụi tất cả bề mặt bằng vải ẩm;
- Đeo mặt nạ và găng tay khi lau chùi và hút bụi để hạn chế sự phơi nhiễm với bụi và hóa chất;
- Tránh treo các loại màn tranh dễ bị bụi và màn cửa dài lên cửa sổ. Bạn có thể dùng màn chắn và những loại rèm cửa có thể giặt được;
- Kiểm soát tiếng ồn;
- Để đồ đã giặt trong tủ quần áo;
- Giữ cho phòng ngủ được thông hơi kĩ lưỡng.
Ngăn ngừa nấm mốc
Nấm mốc là các dị ứng nguyên có thể làm khởi phát các triệu chứng hen suyễn. Nấm mốc phát triển ở những nơi ẩm ướt như rèm tắm, các vật dụng trong phòng tắm, chậu, bồn rửa và gạch lát sàn. Hãy lưu ý những nơi ẩm ướt trong nhà bếp, phòng tắm, tầng hầm và xung quanh sân. Cố gắng giảm thiểu sự phơi nhiễm bằng cách ngăn ngừa nấm mốc và dọn sạch ngay khi chúng vừa xuất hiện bằng những cách sau:
- Dùng máy hút ẩm hoặc quạt hút khi tắm;
- Thường xuyên lau chùi những vùng ẩm ướt trong nhà tắm, nhà bếp và xung quanh nhà để ngăn không cho các bào tử nấm mốc phát triển;
- Lau chùi bằng xà phòng loại nhẹ và nước nóng ngay khi có dấu hiệu của nấm mốc;
- Quăng những đồ vật bị nấm mốc nếu không rửa sạch được;
- Loại bỏ lá bị nấm mốc hoặc củi ướt trong sân;
- Sửa chữa ống nước bị rò rỉ hay những nguồn gây rò nước khác càng sớm càng tốt;
- Loại bỏ các chậu cây cảnh trong nhà. Thay vào đó, đặt chúng trong vườn hoặc sân sau. Để ngăn nấm mốc, không nên tưới quá nhiều nước và đặt cây ở nơi có nhiều nắng.
Tránh xa vật nuôi
Vật nuôi có thể khởi phát cơn hen ở những người dị ứng với chúng. Vảy da chết, các phần tử tóc, lông mao, lông vũ và nước dãi là những tác nhân gây hen phổ biến.